Phân tích khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương

Khổ cuối - khổ thơ thứ tư là cảm xúc của nhà thơ khi ra về. Nhà thơ lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác. Lòng nhớ thương, đau xót kìm nén đến giờ phút chia tay đã vỡ òa thành nước mắt...

Khổ cuối (khổ thơ thứ tư) là cảm xúc của nhà thơ khi ra về. Nhà thơ lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác. Lòng nhớ thương, đau xót kìm nén đến giờ phút chia tay đã vỡ òa thành nước mắt: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt". Tình cảm chắp cánh cho ước mơ, nhà thơ muốn được hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật ở bên làng Bác:

  Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

  Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Hình ảnh cây tre lặp lại tạo ấn tượng đậm nét và làm cho dòng cảm xúc được trọn vẹn. Cậy tre khách thể đã hòa nhập cùng cây tre chủ thể. Hình ảnh ẩn dụ này thể hiện lòng kính yêu và trung thành vô hạn đối với Bác, mãi mãi đi theo con đường của Bác. Các điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh thơ đứng sau nó tạo một nhạc thơ dồn dập, tha thiết diễn tả tình cảm, khát vọng dâng trào mãnh liệt. Bài thơ tưởng khép lại trong sự xa cách của không gian nhưng lại tạo được sự gần gũi trong tình cảm, ý chí. Đây cũng là những tình cảm chân thành của mỗi người khi vào viếng Bác, nhất là những người con miền Nam vốn xa cách về không gian, của cả những ai chưa được đến lăng Bác nhưng lòng vẫn thành tâm hướng về Người.

Trích: dayhoctot.com

Các bài học liên quan
Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ - Ngắn gọn nhất
Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải (hay)
Phân tích khổ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
Bài 1 Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
Cảm nghĩ về bài thơ ‘Mùa xuân nho nhỏ’ của Thanh Hải

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 9 mới cập nhật