Phân tích đoạn Chị em Thúy Kiều - trích Truyện Kiều- Nguyên Du

Đoạn trích Chị em Thúy Kiều nằm ở phần mở đầu tác phẩm gặp gỡ và đính ước giới thiệu gia cảnh của Thúy Kiều. Khi giới thiệu những người trong gia đình Kiều, tác giả tập trung tả tài sắc của chị em Thúy Kiều.

Đoạn trích Chị em Thúy Kiều nằm ở phần mở đầu tác phẩm gặp gỡ và đính ước giới thiệu gia cảnh của Thúy Kiều. Khi giới thiệu những người trong gia đình Kiều, tác giả tập trung tả tài sắc của chị em Thúy Kiều.

Giá trị nội dung

Giới thiệu khái quát vẻ đẹp của hai chị em

Chân dung của chị em Thúy Kiều và Thúy Vân được miêu tả bằng bút pháp ước lệ:

Đầu lòng hai ả Tố Nga,

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.

Mai cốt cách, tuyết tinh thần,

Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười

Nguyễn Du đã sử dụng điển cố văn học Trung Quốc (Tố Nga, mai cốt cách), đại từ nhân xưng (ả, chị em) và danh từ riêng (Thúy Kiều, Thúy Vân) để giới thiệu về vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều. Họ đúng là những cô gái đẹp: dáng người thanh tú như mai, tâm hồn phẩm hạnh trắng trong như tuyết. Biểu tượng mai, tuyết và truyền thống đó đã tôn vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều đạt đến độ toàn bích trong cách kiệm lời, cô đúc của tác giả. Bốn câu thơ mở đầu đã chuẩn bị cảm hứng và tạo tâm thế để người đọc đón nhận vẻ đẹp riêng của từng người. Thúy Vân - người con gái có vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang.Thúy Vân được miêu tả với vẻ đẹp tươi trẻ, tràn đầy sức sống:

Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Bốn dòng lục bát đã đặc tả nhan sắc của Thúy Vân. Nhờ vận dụng kết hợp nghệ thuật ước lệ, ẩn dụ, so sánh, thậm xưng với cách kết hợp các thành ngữ tiếng Việt (hoa cười ngọc thốt, da trắng tóc dài, tóc mây mày nguyệt), Nguvễn Du đã khắc họa tinh tế vẻ đẹp của Thúv Vân. Tác giả không tả cụ thể gương mặt, mái tóc, làn da của Thúy Vân như thế nào, nhưng bốn câu thơ đã hiện lên vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang của Thúy Vân. Đặc biệt, việc sử dụng điển cố văn học Trung Quốc Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang Nguyễn Du đã chứng tỏ tài năng của mình khi muốn qua điển cố này báo hiệu một tiền đồ tươi sáng, một tương lai tốt đẹp, một cuộc sống yên ổn nhất định sẽ đến với Thúy Vân. Bên cạnh đó, việc sử dụng một số tính từ chỉ phong cách, hình thái con người (trang trọng, đoan trang) và nghệ thuật tiểu đối trong hai câu bát đã tô đậm hơn vẻ đẹp của Thúy Vân.

Thúy Kiều - người con gái tài sắc vẹn toàn

Đọc đoạn miêu tả Thúy Vân, ta có thể thấy được cái tài, cái khéo của Nguyễn Du trong việc sử dụng từ ngữ. Thế nhưng việc miêu tả Thúy Vân chỉ là bước đệm để tác giả tả Thúy Kiều theo bút pháp tả khách hình chủ (mượn khách tả chủ), vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu của Thúy Vân ánh lên đậm nét trong chân dung Thúy Kiều:

Kiểu càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc, lại là phần hơn:

Làn thu thủy, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Nếu Thúy Vân được tả nhiều bộ phận (khuôn mặt, lông mày, mái tóc, màu da) thì khi tả Thúy Kiều, Nguyên Du đã tập trung đặc tả đôi mắt đẹp (và lông mày) của nàng. Tác giả đã sử dụng nhiều hình ảnh trong trẻo, mĩ lệ của thiên nhiên dưới hình thức nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, thậm xưng kết hợp với điển cố văn học Trung Quốc (Một hai nghiêng nước, nghiêng thành để biểu hiện vẻ đẹp đầy sức quyến rũ của Thúy Kiều. Tinh hoa của Thúy Kiều được bộc lộ từ đôi mắt đẹp tuyệt vời và vẻ đẹp ấy chỉ có thể so sánh với hai vẻ đẹp tiêu biểu của thiên nhiên là sơn (nét xuân sơn), thủy (làn thu thủy).

Bên cạnh vẻ đẹp hình thức, tác giả còn nhấn mạnh đến tài năng của Thúv Kiều. Điều này không hề có ở Thúy Vân. Nếu tả sắc, Nguyễn Du chi dùng bốn câu thơ, thì khi tả tài của Thúy Kiều tác giả đã dùng đến tám câu thơ. Rõ ràng, đây là phương diện, tác giả muốn nhấn mạnh và khắc sâu đối với nhân vật của mình. Thúy Kiều hiện lên là một người con gái tài sắc vẹn toàn:

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thường, lầu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên “Bạc mệnh’' lại càng não nhân.

Qua tám câu thơ miêu tả tài và mệnh của Thúy Kiều, ta thấy nàng là một cô gái giỏi cầm, kì, thi, họa, ca ngâm và rất thành thạo Hồ cầm. Tiếng đàn của nàng và bản đàn có tên là Bạc mệnh do Thúy Kiều sáng tác không chỉ chứng tỏ cái tài của nàng, mà còn như là điều dự báo một tương lai ảm đạm, bất hạnh, một cuộc sống bất ổn sẽ đến với Thúy Kiều. Ở Thúy Kiều, tài và mệnh đi đôi với nhau, và không chỉ khi tả tài mới bộc lộ, mà ngay cả khi tả nhan sắc của Kiều, Nguyễn Du cũng đã dự báo cho người đọc biết rõ điều này qua những từ như “ghen", “hờn",” nghiêng nước”, “ nghiêng thành”  đã tô đậm thêm sự bất an của nhan sắc và tài năng của Thúy Kiều.

Đoạn trích Chị em Thúy Kiền đã khắc họa được chân dung nhân vật có nhan sắc, tài hoa, phẩm cách đẹp đẽ. phong phú, toàn vẹn nhưng đằng sau đó là một số mệnh diễn tả những ý niệm triết học và thể hiện một cảm hứng nhân văn sâu sắc của nhà thơ họ Nguyễn.

Đặc sắc nghệ thuật

Đoạn trích Chị em Thúy Kiều là một mẫu mực của văn miêu tả, có giới thiệu chung, có tả riêng từng người từ tài, sắc đến đức hạnh. Ngôn ngữ cô đúc, lời thơ giàu chất xúc cảm. Các phép tu từ như nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, tương phản được sử dụng một cách tài tình. Các từ loại như các danh từ, động từ, phó từ, được sử dụng mang giá trị biểu đạt và biểu cảm cụ thể. Các điển cố, những thi liệu văn học Trung Quốc được sử dụng thích đáng nên mặc dù sử dụng ngôn ngữ ước lệ, tượng trưng nhưng bức chân dung của chị em Thúy Kiều vẫn hiện lên một cách cụ thể, sinh dộng, hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.

 Trích: dayhoctot.com

Các bài học liên quan
Vẻ đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều
Chân dung chị em Thúy Kiểu và Thuý Vân được khắc hoạ trong bút pháp nghệ thuật ước lệ cổ điển nhưng hiện lên thật đa dạng, sinh động, mỗi người một vẻ. Hãy phân tích và chứng minh điều đó qua cách miêu tả của tác giả.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 9 mới cập nhật