Dân gian ta có câu: Tránh voi chẳng xấu mặt nào. Câu nói trên có hoàn toàn phù hợp với mọi tình huống không? Viết bài văn ngắn nêu rõ ý kiến của em?
Như vậy là sự né tránh không phải khi nào cũng là hành vi ứng xử phù hợp, cần cân nhắc, xem xét bản chất của vấn đề để quyết định né tránh hay không.
- Bài học cùng chủ đề:
- Viết bài tập làm văn số 5 lớp 10
- Soạn bài Văn bản lớp 10 (tiếp theo)
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Dân gian từng đúc kết kinh nghiệm: "Tránh voi chẳng xấu mặt nào". Từ nghĩa đen ý muốn nói voi là loài vật to lớn, tránh đối đầu với chúng để giảm rủi ro, thiệt hại thì cũng chẳng “xấu mặt nào”, không sợ xấu hổ. Câu nói mang hàm ý: Việc nhượng bộ, lùi bước thậm chí cúi đầu trước kẻ mạnh nhằm tránh rủi ro, thiệt hại thì cũng không có gì đáng xấu hổ, mất thể diện.
Xét một cách toàn diện thì ý trên cần có điều phải xem xét thêm.
Trong cuộc sống, có những kẻ mạnh nhưng ngang ngược, hống hách. Với chúng cần phải trừng trị vì lợi ích chung của tập thể, cộng đồng. Chủ nghĩa đế quốc ở thế kỉ XIX, XX có sự hùng mạnh, giàu có về kinh tế nhưng máu của nhân dân lao động đã nhuốm đầy thân thể chúng. Đến nước ta, chúng âm mưu nô dịch đồng bào ta, tàn phá xứ sở ta. Những kẻ mạnh như thế, nếu không trực tiếp đối đầu đánh đuổi thì chúng ta không thể đứng lên, suốt đời chỉ làm thân nô lệ.
Người dũng cảm có những lúc cần phải đối mặt với cái ác để bảo vệ lẽ phải, tỏ rõ dũng khí, thể hiện sức mạnh chính nghĩa. Hàng ngày, trên đường đi, trong chợ, nơi hàng quán,... ta không thể biết có bao nhiêu tên trộm đã và đang lăm le móc túi, cướp giật của người trên đường, người đi chợ,... Có những người trực tiếp nhìn thấy kẻ móc túi làm việc xấu nhưng không dám tố cáo vì sợ trả thù. Nhưng đã có những em bé, những cụ già dũng cảm vạch mặt bọn bất lương. Những việc làm như thế rất cần để đảm bảo sự an bình của đời sống.
Còn có những tội ác nguy hiểm hơn, gây thiệt hại lớn đến lợi ích chung của tập thể. Có những kẻ tham ô, có những gã buôn bán ma túy, làm giàu trên thân xác phụ nữ, trẻ em,... Chúng được bao bọc, được che chở bởi nhiều kẻ ác có chức có quyền khác; chúng mạnh nhưng với chúng càng cần mạnh tay xử lí, kiên quyết đối đầu để bảo vệ lẽ phải, chứng minh sự chiến thắng của cái thiện.
Như vậy là sự né tránh không phải khi nào cũng là hành vi ứng xử phù hợp, cần cân nhắc, xem xét bản chất của vấn đề để quyết định né tránh hay không.
dayhoctot.com
- Bài 1 sgk ngữ văn 9
- Bài 2 sgk ngữ văn 9
- Bài 3 sgk ngữ văn 9
- Bài 4 sgk ngữ văn 9
- Bài 5 sgk ngữ văn 9
- Bài 6 sgk ngữ văn 9
- Bài 7 sgk ngữ văn 9
- Bài 8 sgk ngữ văn 9
- Bài 9 sgk ngữ văn 9
- Bài 10 sgk ngữ văn 9
- Bài 11 sgk ngữ văn 9
- Bài 12 sgk ngữ văn 9
- Bài 13 sgk ngữ văn 9
- Bài 14 sgk ngữ văn 9
- Bài 15 sgk ngữ văn 9
- Bài 16 sgk ngữ văn 9
- Bài 17 sgk ngữ văn 9
- Bài 18 sgk ngữ văn 9
- Bài 19 sgk ngữ văn 9
- Bài 20 sgk ngữ văn 9
- Bài 21 sgk ngữ văn 9
- Bài 22 sgk ngữ văn 9
- Bài 23 sgk ngữ văn 9
- Bài 24 sgk ngữ văn 9
- Bài 25 sgk ngữ văn 9
- Bài 26 sgk ngữ văn 9
- Bài 27 sgk ngữ văn 9
- Bài 28 sgk ngữ văn 9
- Bài 29 sgk ngữ văn 9
- Bài 30 sgk ngữ văn 9
- Bài 31 sgk ngữ văn 9
- Bài 32 sgk ngữ văn 9
- Bài 33 sgk ngữ văn 9
- Bài 34 sgk ngữ văn 9
- Các thể loại văn tham khảo lớp 9