Soạn bài Bánh trôi nước
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM, 1. Tác giả: Hồ Xuân Hương (? – ?), hiện chưa rõ về lai lịch. Nhiều tài liệu cho rằng, bà là con Hồ Phi Diễn (1704 – ?), người làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài: Bánh trôi nước trang 94 SGK Ngữ văn 7
- Hồ Xuân Hương với vấn đề người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước.
- Phân tích bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. ( Bài 2)
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Ông thân sinh ra Bắc dạy học, lấy vợ lẽ và sinh ra Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương từng sống ở Hà Nội. Bà gặp nhiều trắc trở về chuyện tình duyên.
2. Thể loại
Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.
II. Kiến thức cơ bản
1. Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường):
- Bài thơ gồm bốn câu.
- Mỗi câu có 7 chữ
- Mỗi câu ngắt nhịp 4/3.
- Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4.
2. a) Với nghĩa thứ nhất, Hồ Xuân Hương đã miêu tả lại hình dáng của chiếc bánh cũng như các công đoạn làm ra chúng. Bánh có màu trắng của bột, bánh được nặn thành những viên tròn, bánh rắn hay nát đúng là phụ thuộc và tay người nặn (cho nước nhiều hay ít). Bánh luộc bằng cách đun sôi nước. Khi chín, bánh sẽ nổi lên.
b) Với nghĩa thứ hai, hình ảnh bánh trôi nước trở thành biểu tượng, biểu trưng cho người phụ nữ xưa, với những khía cạnh như:
- Hình thức: xinh đẹp
- Phẩm chất: trong trắng, dù gặp cảnh ngộ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung, tình nghĩa.
- Thân phận: nổi trôi, bấp bênh giữa cuộc đời.
c) Trong hai nghĩa này, nghĩa thứ hai là nghĩa chính. Nghĩa trước là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai. Nhờ có nghĩa thứ hai mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Cách đọc.
Bài thơ này tương đối khó đọc bởi tác giả không biểu lộ trực tiếp cảm xúc, thái độ của mình. Nghe rất bình dị, mềm mỏng (Thân em…) nhưng lại đầy gai góc, kiên định. Cần đọc nhẹ nhàng nhưng rành mạch, dứt khoát, chú ý những tính từ chỉ phẩm chất: trắng, tròn, rắn nát, tấm lòng son,…
2. Các câu hát than thân đã được học ở bài 4 (kể cả phần đọc thêm) và bài thơ Bánh trôi nước có nhiều nét tương đồng về cảm xúc. Hay nói đúng hơn Bánh trôi nước đã tiếp nối và phát huy nguồn cảm hứng nhân văn về người phụ nữ đã có trong ca dao.
dayhoctot.com
- Các thể loại văn tham khảo lớp 7
- Bài 1 sgk ngữ văn 7
- Bài 2 sgk ngữ văn 7
- Bài 3 sgk ngữ văn 7
- Bài 4 sgk ngữ văn 7
- Bài 5 sgk ngữ văn 7
- Bài 6 sgk ngữ văn 7
- Bài 7 sgk ngữ văn 7
- Bài 8 sgk ngữ văn 7
- Bài 9 sgk ngữ văn 7
- Bài 10 sgk ngữ văn 7
- Bài 11 sgk ngữ văn 7
- Bài 12 sgk ngữ văn 7
- Bài 13 sgk ngữ văn 7
- Bài 14 sgk ngữ văn 7
- Bài 15 sgk ngữ văn 7
- Bài 16 sgk ngữ văn 7
- Bài 17 sgk ngữ văn 7
- Bài 18 sgk ngữ văn 7
- Bài 19 sgk ngữ văn 7
- Bài 20 sgk ngữ văn 7
- Bài 21 sgk ngữ văn 7
- Bài 22 sgk ngữ văn 7
- Bài 23 sgk ngữ văn 7
- Bài 24 sgk ngữ văn 7
- Bài 25 sgk ngữ văn 7
- Bài 26 sgk ngữ văn 7
- Bài 27 sgk ngữ văn 7
- Bài 28 sgk ngữ văn 7
- Bài 29 sgk ngữ văn 7
- Bài 30 sgk ngữ văn 7
- Bài 31 sgk ngữ văn 7
- Bài 32 sgk ngữ văn 7
- Bài 33 sgk ngữ văn 7
- Bài 34 sgk ngữ văn 7