Luyện nói: văn biểu cảm về sự vật, con người

1. Chuẩn bị ở nhà, a) Lựa chọn và tìm hiểu đề: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai.

- Tham khảo các đề sau:

(1) Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai.

(2) Cảm nghĩ về tình bạn.

(3) Cảm nghĩ về sách vở mình đọc và học hằng ngày.

(4) Cảm nghĩ về món quà mà em đã được nhận thời thơ ấu.

- Tìm hiểu đề:

+ Xác định đối tượng biểu cảm

+ Xác định tình cảm cần thể hiện

b) Tìm ý và lập dàn ý để xây dựng một bài văn nói trước lớp.

Tuỳ từng đối tượng biểu cảm mà ý và dàn ý có thể khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo trình tự, bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Vì đây là bài văn nói nên chú ý trình bày những ý thật cô đọng, tránh dài dòng, không gây được ấn tượng cho người nghe.

2. Thực hành trên lớp

a) Chia tổ để tập nói theo dàn bài đã chuẩn bị;

b) Nghe và tự nhận xét lẫn nhau, tự sửa chữa bài nói của mình;

c) Nghe các bài nói tiêu biểu của cả lớp, ghi chép những nhận xét, sửa chữa của thầy, cô giáo; tự hoàn thiện bài của mình.

dayhoctot.com

Các bài học liên quan
Cảm nhận của em về bài thơ “Qua đèo ngang
Phân tích nhận xét của Tế Hanh có một nhận xét: Trong bài Qua đèo Ngang, hai câu thơ xuất sắc nhất là hai câu thơ sau cùng. Hai câu này vừa kết thúc bài thơ, vừa mở ra một chân trời cảm xúc mới.
Tâm trạng tác giả trong bài thơ Qua Đèo Ngang.
Soạn bài Qua đèo Ngang

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 7 mới cập nhật