Phân tích sự thay đổi của hình ảnh làng quê trong truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn để làm rõ biện pháp nghệ thuật hồi ức và đối chiếu mà tác giả sử dụng
Lỗ Tấn là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc. Ông được xem như một bác sĩ phẫu thuật, mổ xẻ thành công những căn bệnh tinh thần của người dân Trung Quốc. Một trong những tác phẩm nổi bật, tiêu biểu cho phong cách Lỗ Tấn là truyện ngắn Cố hương. Qua sử dụng nghệ thuật hồi ức và đối chiếu tác giả đã làm rõ sự thay đổi đáng buồn của hình ảnh làng quê nơi chôn rau cắt rốn của mình.
- Bài học cùng chủ đề:
- Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi
- Trong đoạn kết của truyện ngắn Bến quê, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật Nhĩ với vẻ rất khác thường:
- Cảm nhận về nội dung tư tưởng của bài thơ Nói với con của Y Phương.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Lỗ Tấn là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc. Ông được xem như một bác sĩ phẫu thuật, mổ xẻ thành công những căn bệnh tinh thần của người dân Trung Quốc. Một trong những tác phẩm nổi bật, tiêu biểu cho phong cách Lỗ Tấn là truyện ngắn Cố hương. Qua sử dụng nghệ thuật hồi ức và đối chiếu tác giả đã làm rõ sự thay đổi đáng buồn của hình ảnh làng quê nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Cố hương lấy bối cảnh là đời sống nông thôn Trung Quốc trước cách mạng. Đời sống người dân bị những lo toan vật chất, những tư tưởng hủ lâu - những "căn bệnh tinh thần” đè nặng và làm biến đổi theo hướng tiêu cực. Sự biến đổi đó được làm rõ qua việc đối chiếu hình ảnh người và vật của hiện tại với quá khứ hai mươi năm trước. Đối tượng được tập trung phản ánh là một người bạn thuở thiếu thời - Nhuận Thổ.
Sự thay đổi đầu tiên của Nhuận Thổ nằm ở sự biến dạng của nhân vật. Tác giả tạo ra sự tương phản trong thời gian quá khứ và hiện tại để lột tả những thay đổi đáng buồn của Nhuận Thổ, người đó từng là bạn với Tân từ thủa thiếu thời. Trong kí ức "tôi” sống dậy những hình ảnh tuyệt đẹp của quá khứ thần tiên hơn hai mươi năm trước, trong đó nổi bật hình ảnh một Nhuận Thổ khỏe khoắn, lanh lợi "cổ đeo vũng bạc, tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba", "nước da bánh mật” với biết bao chuyện lạ, bao điều kì thú. Đối lập với một Nhuận Thổ hiện tại già nua, thô kệch, nặng nề, da dẻ "vàng xạm, lại có thêm những nếp nhăn sâu hoắm”. Nhuận Thổ bây giờ sống trong một tình cảnh bi đát: "Con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đày đọa thân anh khiến anh trở thành đần độn, mụ mẫm đi!”. Khi xưa, lúc hai người bạn phải chia tay: "Lòng tôi xốn xang, tôi khóc to lên", Nhuận Thổ "cũng khóc mà không chịu về”. Bây giờ gặp lại bạn cũ Nhuận Thổ "Bẩm ông!" khiến Tấn điếng người và cảm thấy có "một bức tường khá dày ngăn cách". Bức tường ngăn cách ấy khiến người khổ không thể giải bày, người đầy đủ hơn không thể chia sẻ. Cuộc sống buồn thảm, con người buồn thảm, tình bạn cũng buồn thảm!
Duy chỉ có vẻ chân thật trong Nhuận Thổ là thoát được sự sa sút, biến dạng: "Ngày đông tháng giá, chẳng có gì. Đây chỉ là ít đậu xanh của nhà phơi khô, xin ông...". Giá như không có cái điệu bộ khúm núm, không có những sáo ngữ thưa gửi thì đó không đáng buồn đến thế.
Thực trạng thê thảm của làng quê cũng được tác giả phơi bày khi ông xây dựng nhân vật Hai Dương. Thái độ của người kể chuyện lộ rõ sự châm biếm khi nói về con người này. Đó là một người đàn bà "trên dưới năm mươi tuổi, lưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính", với bộ dạng "hai tay chống nạnh, không buộc thắt lưng, chân đứng chạng ra, giống hệt cái com-pa trong bộ đồ vẽ, có hai chân bé tí". Người đàn bà đó từng được mệnh danh là "nàng Tây Thi đậu “phụ” này lộ rõ tính cách hợm hĩnh, lưu manh khi bịa đặt kể công bế ẵm Tân và chỉ chực dòm ngó chôm chỉa đồ đạc. Và những con người khác của cái làng quê ấy cũng thật đáng buồn: "Kẻ đến đưa chân, người đến lấy đồ đạc. Có kẻ vừa đưa chân, vừa lấy đồ đạc". Tất cả được bày ra như biểu thị sự tha hóa của con người.
Con người đã vậy, thiên nhiên cũng tiêu điều xơ xác hơn. Làng quê xa đẹp đẽ là vậy, những con người khi xa đáng yêu là vậy mà hiện tại chỉ còn là những hình ảnh biến dạng, sa sút. Người ra đi chỉ còn thấy lẻ loi, ngột ngạt trong bốn bức tường vô hình, cao vợi. Cho nên, ta mới hiểu tại sao kể từ biệt quê hương ra đi mà lòng lại không chút lưu luyến như thế. Điều đó thể hiện thái độ muốn đoạn tuyệt với cái tha hóa, cái sa sút. Từ đó gây dựng cái mới tiến bộ, đẹp đẽ hơn: trên thế giới làm gì có đường, người ta đi mãi thì cũng thành đường. Và ở đây, Lỗ Tấn muốn xóa bỏ, đoạn tuyệt con đường cũ kĩ, lạc hậu mà nhân dân ông đã đi để hướng họ đến một con đường mới tốt đẹp hơn.
Qua dòng hồi tưởng về quá khứ và đối chiếu những con người, sự vật của quá khứ với hiện tại, nhà văn đã thành công trong nghệ thuật hồi ức - đối chiếu làm nổi bật sự thay đổi, sa sút của quê hương. Sự thay đổi đó đặt ra một yêu cầu bức bách đối với xã hội Trung Quốc đương thời: phải tìm ra một con đường mới để đi, con đường giúp nhân dân đi lên phát huy được cái đẹp, cái hay vốn có chứ không phải làm nó tha hóa, sa sút đi.
Dù bằng cách này hay cách khác, truyện ngắn Lỗ Tấn vẫn hướng đến việc phanh phui những cơn đau, những căn bệnh trong tư tưởng cố hữu của nhân dân mình. Từ đó có những đề xuất lớn để cải tạo thực trạng đau buồn đó. Nghệ thuật hồi ức - đối chiếu trong Cố hương cũng là một cách thức để nhà văn thể hiện được tư tưởng nhân đạo đó của mình.
LUYỆN TẬP
1. Suy nghĩ của em về tình cảm quê hương trong tác phẩm "Cố hương" của Lỗ Tấn.
2. Trong bài “Vì sao tôi viết tiểu thuyết”, Lỗ Tấn nói: “Mỗi khi chọn đề tài, tôi đều chọn những người bất hạnh trong xã hội bệnh tật, với mục đích tôi hết bệnh của họ ra, làm cho mọi người chú ý tìm cách chạy chữa”.
Tác phẩm “Cố hương” của Lỗ Tấn, nhất là phần diễn tả nỗi đau xót của nhân vật tôi về sự thay đổi diện mạo tinh thần của Nhuận Thổ đã giúp em hiểu ý kiến trên của nhà văn như thế nào?
- Bài 1 sgk ngữ văn 9
- Bài 2 sgk ngữ văn 9
- Bài 3 sgk ngữ văn 9
- Bài 4 sgk ngữ văn 9
- Bài 5 sgk ngữ văn 9
- Bài 6 sgk ngữ văn 9
- Bài 7 sgk ngữ văn 9
- Bài 8 sgk ngữ văn 9
- Bài 9 sgk ngữ văn 9
- Bài 10 sgk ngữ văn 9
- Bài 11 sgk ngữ văn 9
- Bài 12 sgk ngữ văn 9
- Bài 13 sgk ngữ văn 9
- Bài 14 sgk ngữ văn 9
- Bài 15 sgk ngữ văn 9
- Bài 16 sgk ngữ văn 9
- Bài 17 sgk ngữ văn 9
- Bài 18 sgk ngữ văn 9
- Bài 19 sgk ngữ văn 9
- Bài 20 sgk ngữ văn 9
- Bài 21 sgk ngữ văn 9
- Bài 22 sgk ngữ văn 9
- Bài 23 sgk ngữ văn 9
- Bài 24 sgk ngữ văn 9
- Bài 25 sgk ngữ văn 9
- Bài 26 sgk ngữ văn 9
- Bài 27 sgk ngữ văn 9
- Bài 28 sgk ngữ văn 9
- Bài 29 sgk ngữ văn 9
- Bài 30 sgk ngữ văn 9
- Bài 31 sgk ngữ văn 9
- Bài 32 sgk ngữ văn 9
- Bài 33 sgk ngữ văn 9
- Bài 34 sgk ngữ văn 9
- Các thể loại văn tham khảo lớp 9