Bài số 117: Cảm nhận khi đọc Cố hương của Lỗ Tấn
Cố hương - một truyện ngắn nổi tiếng của Lỗ Tấn - nhà văn nhà cách mạng Trung Quốc. Đọc Cố hương, cảm nhận ban đầu là xúc động man mác - dư âm ấy cứ theo ta cho tới hết tác phẩm, là hi vọng - một hi vọng thật bền chặt về sự đổi thay của cuộc sống mới.
- Bài học cùng chủ đề:
- Bài số 116: Cảm nghĩ của em về mối quan hệ cảm động giữa Giôn Thoóc-tơn với con chó Bấc qua đoạn Con chó Bấc (Trích tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã của Giắc Lân-đơn).
- Bài số 115: Phân tích đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (Trích Rô-bin-xơn Cru-xô của Đ.Điphô).
- Bài số 114: Niềm lạc quan và ý chí phi thường của một con người - Cảm nhận về Rô-bin-xơn khi đọc đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang của Đ.Đi-phô.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Một tình quê vơi đầy, với những kí ức tuổi thơ cảm động mà chân thực, rồi những số phận con người quê hương với bao nỗi buồn thương hi vọng - tất cả bùng lên trong niềm tin trong sáng vào cuộc sống mới, xã hội mới. Đó là Cố hương, một truyện ngắn nổi tiếng của Lỗ Tấn - nhà văn nhà cách mạng Trung Quốc. Đọc Cố hương, cảm nhận ban đầu là xúc động man mác - dư âm ấy cứ theo ta cho tới hết tác phẩm, là hi vọng - một hi vọng thật bền chặt về sự đổi thay của cuộc sống mới. Sẽ là thiếu nếu không dừng lại để được điểm thêm về những hình ảnh, những nhân vật của Cố hương.
Trước hết là hình ảnh quê hương - một miền quê sau hai mươi năm xa cách "tôi"mới về thầm. Vượt một đoạn đường hai ngàn dặm, ở cái thời điểm lạnh giá của mùa đông, gió lạnh thổi, trời u ám, quang cảnh tiêu điều hoang vắng. Tất cả không làm lòng "tôi" mất đi cảm giác bồi hồi khôn xiết. Quê cũ ra sao, vui hay buồn? Bạn bè, người quen thân thế nào? Lòng "tôi" sẽ lại tự hỏi mình, về quê cũ, về để “vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu và từ giã làng cũ thân yêu, đem gia đình đến nơi đất khách tôi đang làm ăn, sinh sống" lòng ai lại không bồi hồi xúc động. Cố hương không nói nhiều về một tình yêu sâu đậm mà điều đó chỉ được cảm nhận khi ta đọc tác phẩm, "ý tại ngôn ngoại" là vậy. Nhân vật "tôi" xúc động nói đến kí ức tuổi thơ cách đó chừng ba mươi năm với một tình bạn thật đẹp của độ tuổi lên mười và người bạn tên Nhuận Thổ - con một người làm thuê cho gia đình "tôi". Quê cũ với kí ức tuổi thơ, với những câu chuyện kì lạ từ thời thơ ấu, nào bẫy chim trên tuyết, nào đi đào bắt con trả lông và da trơn như mỡ biết ăn dưa, nào là đi nhặt vỏ sò đẹp gợi một miền quê đẹp đẽ. Miền quê ấy càng lung linh trong tâm hồn một người xa quê tận hai mươi năm nhà văn không tả mà gợi rất nhiều về điều đó: "Một vầng trăng tròn vàng thắm treo lơ lửng trên nền trời xanh đậm, dưới là một bãi cát bên bờ biển, trồng toàn dưa hấu, bát ngát một màu xanh rờn", ngày giỗ tổ vào tháng giêng lễ vật nhiều người cúng lễ đông đúc. Những hình ảnh ấy dường như vẫn sống động trong kí ức của nhân vật "tôi". Không thể coi nhân vật này là chính tác giả song có thể khẳng định rằng Lỗ Tấn đã để Cố hương trong tim trong trí óc thật sâu sắc mới có những dòng văn cảm động là vậy. Quê hương trong hiện tại cũng như trong quá khứ có niềm vui nỗi buồn của thời gian ba mươi năm xa cách. Cố hương trước hết là thế: một tình quê sâu đậm vơi đầy, kí ức tràn ngập niềm vui. Cảm nhận quê cũ thật cảm động trong ta bởi mỗi người đều có một miền để thương nhớ và tha thiết gọi là "cố hương". Ta đồng cảm với tác giả trong tình cố hương ấy.
Tiếp theo hình ảnh cố hương là hình ảnh con người của quê hương mà nổi bật lên là hình ảnh Mẹ quê hương.
Mẹ của "tôi" đã già. Sau hai mươi năm lưu lạc về lại quê thăm lại mẹ già, sự vui mừng là tất yếu. Mẹ đã chạy ra đón mẹ “mừng rỡ, nhưng nét mặt vẫn ẩn một nỗi buồn thầm kín" mừng con về. Mẹ buồn về cảnh nhà sa sút nhưng vẫn thuần hậu, sản sóc "tôi" như xưa ân cần và vội vã. Vẫn là mẹ thương con, thương cháu ngày nào. Mẹ là một phần quan trọng để Cố hương sâu sắc, ý nghĩa đến nhường vậy. Nếu ai không hiểu lòng mẹ thì sao hiểu được, cảm nhận được hình ảnh cố hương. Tình yêu quê hương luôn gắn liền với người mẹ mà ta yêu quý. Thêm một nét nữa để khiến Cố hương là sợi tơ đàn vang lên sâu thẳm trong lòng bất cứ ai: Quê và mẹ.
Thêm bên cạnh hai hình ảnh Quê - Mẹ là hình ảnh con người, quê hương cụ thể là hình ảnh người bạn thân tuổi thơ: Nhuận Thổ. Ba mươi năm trước đó "tôi" và Nhuận Thổ đã cùng nhau sống một tháng để suốt đời không quên. Đó là những ngày tháng êm đềm hạnh phúc. Hình ảnh Nhuận Thổ xưa và nay hoàn toàn khác. Chính nét khác biệt này đã khiến "tôi" xót xa đau đớn. Từ một cậu bé lên mười có "khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng", "bẽn lẽn" đến một người "co ro, cúm rúm", nước da vàng xạm mí mắt "viền húp đỏ mọng lên", áo, mũ rách tươm và đôi tay "vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông". Sự nghèo khổ và vất vả đã làm tàn tạ con người vốn mạnh khỏe và đáng yêu. Thời gian đã tàn phá con người về ngoại hình, thời gian hay đúng hơn là lễ giáo, tôn ti trật tự xã hội còn hủy hoại cả tình bạn của họ, tạo ra giữa họ một hố sâu, "một bức tường khá dày ngăn cách". Với vẻ mặt "vừa hớn hở vừa thê lương", mấp máy đôi môi, Nhuận Thổ nói không ra tiếng, sau mới cung kính nói được hai tiếng "Bẩm ông". Lòng "tôi" nặng trĩu. Vô hồn, vô cảm ư? Không thể hình ảnh người bạn xưa này như một xứ sở, miền quê xơ xác tiêu điều, cũng chính là hình ảnh người nông dân bần cùng bị áp bức bóc lột đến tận xương tủy, bị đe dọa bởi mất mùa, thuế khóa, lính tráng, quan lại, trộm cướp... Thông qua những nét ấy Lỗ Tấn đã làm nổi bật được sự tàn tạ ghê gớm của làng quê, tội ác của chế độ phong kiến đối với nông dân. Bên cạnh Nhuận Thổ là hình ảnh chị Hai Dương - “Tây Thi đậu phụ” xưa nổi tiếng tài sắc - bây giờ trở thành một "bỉ vỏ", trơ tráo, lúc thì ăn cướp đôi tất tay, lúc thì lấy cái "cẩu khí sát" rồi chạy biến. Thật buồn, thật xót xa và cao hơn là cảm giận một chế độ.
Nhưng cuối cùng hi vọng vẫn bùng lên, nỗi buồn không ngăn cản niềm tin, niềm tin ấy "tôi" nâng niu trân trọng đặt ở Hoàng và Thủy Sinh hồn nhiên và đáng yêu. Những đứa trẻ hôm nay hẹn nhau gặp lại và tác giả hay "tôi" cũng thế, mong rằng chúng sẽ gặp lại nhau không khoảng cách, không phải ngậm ngùi xót xa. "Con đường" mưu sinh xa quê trước mặt gập ghềnh, con đường tình nghĩa không quản xa xôi, về lại quê cũ thăm lại người xưa và "con đường" hi vọng tràn ngập mở lối - "người ta đi mãi thì thành đường thôi".
Đọc Cố hương cho ta cảm nhận về quê hương thật sâu nặng, tha thiết. Quê hương nghĩa nặng tình sâu có nỗi buồn xót xa, có cảm giác bồi hồi và niềm tin mạnh mẽ có lẽ là dư âm mãi đọng trong lòng người đọc. Cảm ơn một cây bút tài hoa đã để lại một trang văn nhắc nhở về những điều ai cũng tưởng rất quen, rất cũ mà không bao giờ hết lay động hồn ta - "cố hương".
- Bài 1 sgk ngữ văn 9
- Bài 2 sgk ngữ văn 9
- Bài 3 sgk ngữ văn 9
- Bài 4 sgk ngữ văn 9
- Bài 5 sgk ngữ văn 9
- Bài 6 sgk ngữ văn 9
- Bài 7 sgk ngữ văn 9
- Bài 8 sgk ngữ văn 9
- Bài 9 sgk ngữ văn 9
- Bài 10 sgk ngữ văn 9
- Bài 11 sgk ngữ văn 9
- Bài 12 sgk ngữ văn 9
- Bài 13 sgk ngữ văn 9
- Bài 14 sgk ngữ văn 9
- Bài 15 sgk ngữ văn 9
- Bài 16 sgk ngữ văn 9
- Bài 17 sgk ngữ văn 9
- Bài 18 sgk ngữ văn 9
- Bài 19 sgk ngữ văn 9
- Bài 20 sgk ngữ văn 9
- Bài 21 sgk ngữ văn 9
- Bài 22 sgk ngữ văn 9
- Bài 23 sgk ngữ văn 9
- Bài 24 sgk ngữ văn 9
- Bài 25 sgk ngữ văn 9
- Bài 26 sgk ngữ văn 9
- Bài 27 sgk ngữ văn 9
- Bài 28 sgk ngữ văn 9
- Bài 29 sgk ngữ văn 9
- Bài 30 sgk ngữ văn 9
- Bài 31 sgk ngữ văn 9
- Bài 32 sgk ngữ văn 9
- Bài 33 sgk ngữ văn 9
- Bài 34 sgk ngữ văn 9
- Các thể loại văn tham khảo lớp 9