TRƯỜNG TỪ VỰNG

Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa.

I KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

1. Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa.

2. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.

3. Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.

4. Trong thơ văn cũng như cuộc sống hàng ngày, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN BÀI HỌC

Câu 1. Các từ in đậm (mặt, da, mắt, gò cánh tay, đầu, miệng) có nét nghĩa chung là chỉ bộ phận của cơ thể,

II. RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP SGK

Bài tập 1. Các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt” trong văn bản Trong lòng mẹ: tôi, thầy tôi, mẹ tôi, cô tôi, anh em tôi.

Bài tập 2. Đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ bên dưới:

a. lưới, nơm, câu, vó: Dụng cụ đánh bắt thủy sản.

b. tủ, rương, hòm, va li, chai, lọ: Dụng cụ để đựng.

c. đá, đạp, giẫm, xéo: Hoạt động của chân.

d. buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi: Trạng thái tâm lí.

e. hiền lành, độc áp, cởi mở: Tính cách.

f. bút máy, bút bi, phấn, bút chì: Dụng cụ để viết.

Bài tập 3. Các từ: hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rắp tâm thuộc trường từ vựng chỉ thái độ của con người.

Bài tập 4.

Khứu giác: mũi, thính, điếc, thơm

Thính giác: tai, nghe, điếc, rõ, thính

Bài tập 5.

Trường từ vựng của từ lưới: dụng cụ đánh bắt thủy sản (lưới, nơm, câu..).

Trường từ vựng của từ lạnh: chỉ thời tiết (lạnh, nóng, ẩm, giá, buốt).

Trường từ vựng của từ tấn công: chỉ một hành động (đột kích).

Bài tập 6. Tác giả đã chuyển các từ in đậm trong các câu thơ từ trường từ vựng “quân sự” sang trường từ vựng “nông nghiệp”:

Ruộng rẫy là chiến trường.
Cuốc cày là vũ khí.
Nhà nông là chiến sĩ.
Hậu phương thi đua với tiền phương.

Bài tập 7.

“Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ”

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Các bài học liên quan
ĐỀ 98. Có ý kiến cho rằng cảnh Đánh nhau với cối xay gió (Ngữ văn 8 - Tập I) được trích trong tác phẩm Đôn Ki-hô-tê của nhà văn Tây Ban Nha Xéc-van-téc... Hãy phân tích đoạn trích để làm sáng tỏ ý kiến trên.
ĐỀ 96. Phân tích truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen.
ĐỀ 95. Đọc truyện Cô bé bán diêm ta cảm nhận được mỗi que diêm cô bé đánh lên là có một giấc mơ đẹp.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 8 mới cập nhật