Đề: Hãy giải thích câu ca dao sau đây: “Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Sống trong xã hội, con người luôn phải giao tiếp và ứng xử với nhau. Lời nói được coi như là công cụ của giao tiếp. Để hiểu nhau, gần nhau, để có sự đồng cảm và chia sẻ, để đảm bảo sự đoàn kết thân ái, đồng thời đạt được mục đích ứng xử trong giao tiếp, phải biết “lựa lời mà nói” để người nghe hiểu mình, tin mình, thậm chí nghe và làm theo mình.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề: Nhân dân ta thường khuyên nhau: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng” Lời khuyên trên có ý nghĩa gì? Từ đó, em hãy nêu lên cảm nghĩ của mình.
- Ông cha ta trước kia từng dạy: Không thầy đố mày làm nên. Em hiểu lời dạy trên như thế nào?
- Cảm nhận về hình ảnh con cò trong một số bài ca dao dân ca .
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Sống trong xã hội, con người luôn phải giao tiếp và ứng xử với nhau. Lời nói được coi như là công cụ của giao tiếp. Để hiểu nhau, gần nhau, để có sự đồng cảm và chia sẻ, để đảm bảo sự đoàn kết thân ái, đồng thời đạt được mục đích ứng xử trong giao tiếp, phải biết “lựa lời mà nói” để người nghe hiểu mình, tin mình, thậm chí nghe và làm theo mình. Cha ông ta xưa đã có một kinh nghiệm rất hay về nói năng:
“Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Lời khuyên trong câu ca dao trên thật đúng đắn. Chúng ta đều biết, con người là động vật cao cấp nhất, có bộ óc hoàn chỉnh nhất. Loài người ngày càng hoàn thiện, được tập hợp thành một xã hội có tổ chức, có văn hóa. Quan hệ giữa con người với nhau là quan hệ giữa anh em ruột thịt trong một họ tộc, một gia đình, là quan hệ xóm giềng làng nước, là quan hệ đồng chí, đồng bào v.v... Sự giao lưu tình cảm đó là lời nói để biểu đạt, lời nói trở thành công cụ để giao tiếp và ứng xử. Lời nói có ảnh hưởng rất nhiều trong giao tiếp, là biểu hiện của nhân cách con người. Vấn đề là lời nói được thể hiện như thế nào, tức là liệu lời mà nói, là chọn lời hay ý đẹp để người nghe vui lòng, dễ dàng hiểu và tiếp thu ý kiến của mình, hứng thú nghe mình nói, từ đó kính nể, tin tưởng và mong muốn được cùng mình nói chuyện. Lúc đó quan hệ giữa người và người trở nên tốt đẹp, văn minh, lịch sự. Mạnh tử đã từng đẻ cao giá trị tốt đẹp của mối quan hệ giữa con người với con người, là chiếc cầu nối tạo nên sự cảm thông và sự tin cậy lẫn nhau, tạo ra sự liên kết để làm nên những việc lớn.
Những kẻ không biết “lựa lời mà nói” là người dùng những lời nói thô tục, thiếu thiện chí trong giao tiếp. Lại có những người có những lời nói không hợp với đối tượng, chẳng hạn nói trống không với người trên, dùng những lời nói kể cả với bạn bè, quát nạt trẻ em... Những lời nói như thế, người nghe chẳng những khó tiếp thu, mà còn có phản ứng trở lại với người nói, coi thường người nói hoặc có thể còn khinh ghét những người ăn nói thô lỗ, không lịch sự và thiếu văn minh ấy. Và thế là chẳng những mục đích giao tiếp và ứng xử không đạt được, trái lại còn có thể gây ra mối quan hệ xấu nữa.
“Lời nói chẳng mất tiền mua”, lời nói vốn được thể hiện ra từ trong suy nghĩ, chọn lựa của con người trong giao tiếp. Tuy không phải tốn kém không mất tiền mua, nhưng giá trị của lời nói lại là sự phản ánh trình độ văn hóa, là thước đo phẩm chất của mỗi con người, nên phải cố gắng chọn lựa những lời nói hay, lời nói đẹp mà nói. Tuy nhiên, không phải để vừa lòng nhau mà ta không thẳng thắn nói thật, nói những lời khuyên bảo bạn bè, phê phán những sai lầm khuyết điểm của bạn. Lời nói và thái độ như thế chỉ là sự né tránh để rồi là kẻ che giấu, đồng lõa với cái xấu mà thôi.
“Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” khác hẳn về bản chất với thái độ xuê xoa, chín bỏ làm mười, thủ tiêu đấu tranh, nể nang trong quan hệ bạn bè, đồng chí. Điều quan trọng là phải chân thành, thẳng thắn thì mới đảm bảo được sự cảm thông, mới đoàn kết thực sự và lâu bền. Lời nói ngay thường không dễ nghe, nhưng “giận rầu ra dạ thế thường, cười rầu mới thực khôn lường hiểm sâu”, chỉ cần lời nói chân thành từ trong sâu thẳm của cõi lòng, trước sau cũng vẫn được sự cảm thông và tiếp nhận. Xưa đã có những người nói lời ngay mà bị mất đầu như trường hợp Hàn Tín nói với Lưu Bang, Trần Bình Trọng nói với tướng giặc Nguyên... nhưng dẫu chết tiếng thơm muôn thuở vẫn còn. Nay lời nói thật của Lý Tự trọng, Nguyễn Văn Trỗi khiến kẻ thù khiếp sợ. Trong cuộc sống của chúng ta, lời nói thật không bao giờ sợ hiểu lầm. Tất nhiên, việc chọn lựa lời nói cho phù hợp với đối tượng vẫn là điều đáng quý.
- Các thể loại văn tham khảo lớp 7
- Bài 1 sgk ngữ văn 7
- Bài 2 sgk ngữ văn 7
- Bài 3 sgk ngữ văn 7
- Bài 4 sgk ngữ văn 7
- Bài 5 sgk ngữ văn 7
- Bài 6 sgk ngữ văn 7
- Bài 7 sgk ngữ văn 7
- Bài 8 sgk ngữ văn 7
- Bài 9 sgk ngữ văn 7
- Bài 10 sgk ngữ văn 7
- Bài 11 sgk ngữ văn 7
- Bài 12 sgk ngữ văn 7
- Bài 13 sgk ngữ văn 7
- Bài 14 sgk ngữ văn 7
- Bài 15 sgk ngữ văn 7
- Bài 16 sgk ngữ văn 7
- Bài 17 sgk ngữ văn 7
- Bài 18 sgk ngữ văn 7
- Bài 19 sgk ngữ văn 7
- Bài 20 sgk ngữ văn 7
- Bài 21 sgk ngữ văn 7
- Bài 22 sgk ngữ văn 7
- Bài 23 sgk ngữ văn 7
- Bài 24 sgk ngữ văn 7
- Bài 25 sgk ngữ văn 7
- Bài 26 sgk ngữ văn 7
- Bài 27 sgk ngữ văn 7
- Bài 28 sgk ngữ văn 7
- Bài 29 sgk ngữ văn 7
- Bài 30 sgk ngữ văn 7
- Bài 31 sgk ngữ văn 7
- Bài 32 sgk ngữ văn 7
- Bài 33 sgk ngữ văn 7
- Bài 34 sgk ngữ văn 7