LÒNG YÊU NƯỚC
Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và những người dân Xô viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đồng thời bài văn đã nói lên một chân lí: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất (...). Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài Lòng yêu nước - Ngắn gọn nhất
- Dựa vào bài văn Lòng yêu nước của I-li-a ê-ren-bua, tưởng tượng ra một câu chuyện và kể lại
- Cảm nhận khi đọc Lòng yêu nước của l-li-a Ê-ren-bua
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
- Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và những người dân Xô viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đồng thời bài văn đã nói lên một chân lí: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất (...). Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
- Nghệ thuật: Cách lập luận chặt chẽ.
II. MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI VÀ KHÓ
- I-li-a Ê-ren-bua (1891 - 1962) là nhà văn nổi tiếng của Liên Xô (trước đây). Ông còn là một nhà báo lỗi lạc.
Bài Lòng yêu nước được trích từ bài báo Thử lửa của I-li-a Ê-ren-bua viết vào cuối tháng 6 năm 1942, thời kì khó khăn nhất trong cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức xâm lược (1941 - 1945).
- Bài văn thể hiện chân lí phổ biến: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất... Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Từ một tình yêu những đối tượng rất nhỏ bé, gần gũi, tích tụ dần thành một tình cảm lớn lao, cao đẹp và thiêng liêng: lòng yêu nước. Chân lí ấy đã được nói lên đầy sức thuyết phục trong bài, chủ yếu không phải bằng lí lẽ mà bằng tình cảm thiết tha, sâu đậm và sự hiểu biết phong phú về Tổ quốc Liên bang Xô viết của tác giả. Chữ “tầm thường” tác giả dùng trong câu văn trên phải được hiểu với nghĩa “bình thường”, tức là lòng yêu nước không có gì là cao xa, mà rất gần gũi, dễ hiểu, ai cũng có thể thực hiện được. Đó là: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh.
Vẻ đẹp thanh tú với những nét đặc sắc riêng của từng vùng, miền của đất nước Liên Xô đã được tác giả vẽ lên bằng vài nét chính xác và đầy ấn tượng. Văn chính luận mà đầy ắp hình ảnh và đằm thắm yêu thương: bóng thùy dương tư lự ở U-crai-na, sương mù và dòng sông Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga... Ê-ren-bua đã thổi lòng yêu nước của mình vào từng dòng chữ khiến cho nó phập phồng sự sống.
- Nội dung đoạn trích bài thơ Bài thơ Hắc Hải của Nguyễn Đình Thi có nội dung chủ yếu ca ngợi vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam. Đất nước Việt Nam giàu đẹp; con người Việt Nam chịu nhiều đau thương, vất vả nhưng cũng rất mực anh hùng và giàu lòng yêu chuộng hòa bình.
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Nêu đại ý của bài văn
Gợi ý:
Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những gì thân thuộc, gần gũi, tình yêu gợi tình xóm làng, miền quê. Lòng yêu nước được thể hiện và thử thách trong cuộc chiến tranh chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.
2. Đọc đoạn văn từ đầu đến lòng yêu Tổ quốc và hãy cho biết:
a) Câu mở đầu và câu kết đoạn.
b) Tìm hiểu trình tự lập luận trong đoạn văn.
Gợi ý:
a) Câu mở đầu: Lòng yêu nước ban đầu... thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Câu kết đoạn là: Lòng yêu nhà ... lòng yêu Tổ quốc.
b) Trình tự lập luận:
- Mở đầu: “Lòng yêu nước ... vật tầm thường nhất" => Nêu ý từ khái quát đến thực tiễn.
- Tiếp theo: Tình yêu quê hương trong một hoàn cảnh cụ thể: Chiến tranh. Người Xô viết nhận ra vẻ đẹp riêng, quen thuộc của quê hương mình. Tác giả đưa ra hàng loạt dẫn chứng về hình ảnh đặc sắc thể hiện nét đẹp riêng của từng vùng trên đất nước Xô viết.
=> Lời lẽ rõ ràng, lí lẽ và cảm xúc hòa quyện rất sâu, hài hòa nên chân lí đưa ra không hề khô khan, xa vời mà chân thật, gần gũi. Điều này chứng tỏ tác giả là người rất yêu Tổ quốc.
Hình ảnh: Ngôi sao đỏ trên đỉnh tháp điện Krem-li” là một biểu tượng đặc sắc, hào hùng của nước Nga.
- Câu: Dòng suối... Tổ quốc khái quát quy luật tự nhiên của sông, suối... nhưng chủ yếu để dẫn tới chân lí thể hiện ở hình ảnh tiếp theo.
3. Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình. Đó là những vẻ đẹp nào? Nhận xét về cách chọn lọc và miêu tả những vẻ đẹp đó.
Gợi ý:
Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đên vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình. Đó là những vẻ đẹp:
Vùng Bắc: Cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô, những đêm tháng sáu, tiếng cô nàng” gọi đùa người yêu.
Xứ Ư-crai-na: Bóng thùy dương tư lự bên đường, trưa hè vàng ánh.
Xứ Gru-di-a: Khí trời của núi cao, tảng đá sáng rực, suối óng ánh bạc, vị mát của nước đóng băng, rượu vang đựng trong túi da dê.
Thành Lê-nin-grát: Sương mù, dòng sông Nê-va, tượng chiến mã, lá hoa của công viên, những con phố gắn liền với lịch sử.
Mát-xcơ-va: Điện Krem-li, các dãy phố cũ và mới.
Nhận xét: Tác giả đã chọn lọc hết sức chính xác các nét tiêu biểu của từng vùng. Điều này tạo cho nỗi nhớ quê hương có chiều sâu. Và tổng hòa những nỗi nhớ ấy tạo cho người đọc cảm nhận được sự phong phú, đa dạng của lòng yêu đất nước Xô viết trong mỗi người dân.
4. (Các em tự làm câu này).
- Các thể loại văn tham khảo lớp 6
- Bài 1 sgk ngữ văn 6
- Bài 2 sgk ngữ văn 6
- Bài 3 sgk ngữ văn 6
- Bài 4 sgk ngữ văn 6
- Bài 5 sgk ngữ văn 6
- Bài 6 sgk ngữ văn 6
- Bài 7 sgk ngữ văn 6
- Bài 8 sgk ngữ văn 6
- Bài 9 sgk ngữ văn 6
- Bài 10 sgk ngữ văn 6
- Bài 11 sgk ngữ văn 6
- Bài 12 sgk ngữ văn 6
- Bài 13 sgk ngữ văn 6
- Bài 14 sgk ngữ văn 6
- Bài 15 sgk ngữ văn 6
- Bài 16 sgk ngữ văn 6
- Bài 17 sgk ngữ văn 6
- Bài 18 sgk ngữ văn 6
- Bài 19 sgk ngữ văn 6
- Bài 20 sgk ngữ văn 6
- Bài 21 sgk ngữ văn 6
- Bài 22 sgk ngữ văn 6
- Bài 23 sgk ngữ văn 6
- Bài 24 sgk ngữ văn 6
- Bài 25 sgk ngữ văn 6
- Bài 26 sgk ngữ văn 6
- Bài 27 sgk ngữ văn 6
- Bài 28 sgk ngữ văn 6
- Bài 29 sgk ngữ văn 6
- Bài 30 sgk ngữ văn 6
- Bài 31 sgk ngữ văn 6
- Bài 32 sgk ngữ văn 6