Soạn bài Thực hành về hàm ý (tiếp theo) - Ngữ Văn 12
Đọc bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh và cho biết lớp nghĩa tường minh và hàm ý của bài thơ. Hàm ý được thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ như thế nào cho tác phẩm văn học?
1. Đọc đoạn trích (câu 1, trang 99) và phân tích theo các câu hỏi (SGK).
a. Bác Phô gái van xin: "Thầy tha cho nhà con, đừng bắt nó đi xem đá bóng nữa". Lời đáp của ông lí: "ồ, việc quan chứ không phải thứ chuyện đàn bà của các chị".
Nếu là cách đáp tường minh phù hợp thì phải là lời chấp nhận sự van xin hoặc từ chối, phủ định sự van xin, lời đáp của ông lí tuy thực chất mang sắc thái quan trọng hoá, nhưng trong hoàn cảnh, người đọc lại thấy sự mỉa mai.
b. Chọn đáp án D.
2. Đọc và phân tích đoạn trích (SGK).
a. Câu hỏi đầu tiên của Từ: "Có lẽ hôm nay đã là mồng hai, mồng ba Tây rồi nhỉ?". Không phải chỉ hỏi về thời gian mà thực chất thông qua đó Từ muốn nhắc khéo chồng nhớ đến ngày đi nhận tiền (hằng tháng cứ vào kì đầu tháng thì chồng Từ đều đi nhận tiền nhuận bút).
b. Câu "nhắc khéo" thứ hai: "Hèn gì mà em thấy người thu tiền nhà sáng nay đã đến"... Từ không nói trực tiếp đến việc trả tiền nhà. Từ muốn nhắc Hộ đi nhận tiền về để tri các khoản nợ (chủ ý vi phạm phương châm cách thức).
c. Tác dụng của cách nói trên:
- Từ thể hiện ý muốn của mình thông qua câu hỏi bóng gió về ngày tháng, nhắc khéo đến một sự việc khác có liên quan (người thu tiền nhà)... Cách nói nhẹ nhàng xa xôi nhưng vẫn đạt được mực đích. Nó tránh được ấn tượng nặng nề, làm dịu đi không khí căng thẳng trong quan hệ vợ chồng khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn.
3. Đọc bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh và cho biết lớp nghĩa tường minh và hàm ý của bài thơ. Hàm ý được thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ như thế nào cho tác phẩm văn học?
a. Lớp nghĩa tường minh và hàm ý của bài thơ Sóng:
- Lớp nghĩa tường minh: Cảm nhận và miêu tả hiện tượng sóng biển với những đặc điểm, trạng thái của nó.
- Lớp nghĩa hàm ý: vẻ đẹp tâm hồn của người thiếu nữ đang yêu: đắm say, nồng nàn, tin yêu.
b. Hàm ý được thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ rất phong phú và đa dạng, nhưng chủ yếu nhờ các ẩn dụ và ngữ cảnh,
c. Tác phẩm văn học dùng cách thể hiện có hàm ý sẽ tạo nên tính hàm súc đa nghĩa, diễn đạt biểu xúc, tư tưởng của tác giả một cách tế nhị, sâu sắc.
4. Qua các bài tập thực hành về hàm ý, anh (chị) thấy cách nói có hàm ý mang lại tác dụng gì? (Chọn đáp án đúng: Đáp án D)
5. Cách trả lời có hàm ý trong câu hỏi: - Cậu có thích truyện Chí Phèo của Nam Cao không?.
Những cách trả lời có hàm ý cho câu hỏi: "Cậu có thích truyện Chí Phèo của Nam Cao không?".
+ Ai mà chẳng thích?
+ Hàng chất lượng cao đấy?
+ Xưa cũ như trái đất rồi!
+ Ví đem vào tập đoạn trường
Thì treo giải nhất, chi nhường cho ai
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 12
- Tuần 2 sgk ngữ văn 12
- Tuần 3 sgk ngữ văn 12
- Tuần 4 sgk ngữ văn 12
- Tuần 5 sgk ngữ văn 12
- Tuần 6 sgk ngữ văn 12
- Tuần 7 sgk ngữ văn 12
- Tuần 8 sgk ngữ văn 12
- Tuần 9 sgk ngữ văn 12
- Tuần 10 sgk ngữ văn 12
- Tuần 11 sgk ngữ văn 12
- Tuần 12 sgk ngữ văn 12
- Tuần 13 sgk ngữ văn 12
- Tuần 14 sgk ngữ văn 12
- Tuần 15 sgk ngữ văn 12
- Tuần 16 sgk ngữ văn 12
- Tuần 17 sgk ngữ văn 12
- Tuần 18 sgk ngữ văn 12
- Tuần 19 sgk ngữ văn 12
- Tuần 20 sgk ngữ văn 12
- Tuần 21 sgk ngữ văn 12
- Tuần 22 sgk ngữ văn 12
- Tuần 23 sgk ngữ văn 12
- Tuần 24 sgk ngữ văn 12
- Tuần 25 sgk ngữ văn 12
- Tuần 26 sgk ngữ văn 12
- Tuần 27 sgk ngữ văn 12
- Tuần 28 sgk ngữ văn 12
- Tuần 29 sgk ngữ văn 12
- Tuần 30 sgk ngữ văn 12
- Tuần 31 sgk ngữ văn 12
- Tuần 32 sgk ngữ văn 12
- Tuần 33 sgk ngữ văn 12
- Tuần 34 sgk ngữ văn 12
- Tuần 35 sgk ngữ văn 12