Soạn bài Luật thơ

Soạn bài Luật thơ - Ngữ Văn 12. Phân biệt cách gieo vần, ngắt nhịp và hài thanh của hai câu thơ bảy tiếng trong thể song thất lục bát với thể thất ngôn Đường luật qua các ví dụ sau

Lời giải chi tiết

Phân biệt cách gieo vần, ngắt nhịp và hài thanh của hai câu thơ bảy tiếng trong thể song thất lục bát với thể thất ngôn Đường luật qua các ví dụ sau (SGK).

Trả lời:

a.  

Trống tráng thành lung lay bóng nguyệt

Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây

(Chinh phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm dịch)

b.  

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

(Cảnh khuya - Hồ Chí Minh)

Nhận xét:

-   Về cách gieo vần:

+ 2 câu thơ thất ngôn (a): tiếng thứ 6 của dòng đầu hiệp vần với tiết thứ 5 của dòng sau.

+ Bài thơ thất ngôn bát cú tứ tuyệt Đường luật (b): gieo vần chân (xem các chữ in đậm)

-   Về cách ngắt nhịp:

a. Trống tràng thành / lung bay bóng nguyệt (3 - 4)

Khói Cam Tuyền /mờ mịt thứ mây (3-4)

Tiếng suối trong/ như tiếng hát xa (3 - 4)

Trăng lồng cổ thụ/ bóng lồng hoa (4-3)

Cảnh khuya như vẽ / người chưa ngủ (4-3)

Chưa ngủ/ vì lo/ nỗi nước nhà (2-2-3)

- Về hài thanh:

Trống tràng thành Hung bay bóng nguyệt

T B B B B T Tv

Khói Cam Tuyền / mờ mịt thứ mây

T B B B Tv T B

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

T T B B T T Bv

Trăng lồng cổ thụ/ bóng lồng hoa

B B T T T B Bv

Cảnh khuya như vẽ / người chưa ngủ

T B B T B B T

Chưa ngủ/ vì lo/ nỗi nước nhà

B T B B T T Bv

dayhoctot.com

Các bài học liên quan
Soạn bài Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
Sau Cách mạng tháng tám, ông lại tự rèn luyện mình, dứt khoát từ bỏ lối sống cũ để quyết tâm đi theo cách mạng. “Đôi mắt”, được Nam Cao sáng tác tết 1948, thời điểm nhận đường của giới văn nghệ sĩ, thể hiện đầy đủ phong cách của ông - Ngữ văn 12

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 12 mới cập nhật