Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1. Câu 1. Phân tích tính chuẩn xác trong việc dùng từ ngữ của Nguyễn Du
I. Soạn bài: Sự trong sáng của tiếng Việt
1. Biểu hiện sự trong sáng của tiếng Việt
Trong sáng thuộc về bản chất của ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng. Sự trong sáng của Tiếng Việt biểu hiện qua những mặt cơ bản sau:
a. Tiếng Việt có hệ thống những chuẩn mực và quy tắc chung làm cơ sở cho giao tiếp (nói và viết) về phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo lời nói, bài viết; có khả năng diễn đạt đầy đủ, tinh tế đời sống tư tưởng, tình cảm phong phú, đẹp đẽ của dân tộc ta...
b. Tiếng Việt có hệ thống quy tắc chuẩn mực nhưng không phủ nhận (loại trừ) những trường hợp sáng tạo, linh hoạt khi biết dựa vào những chuẩn mực quy tắc.
c. Sự trong sáng của tiếng Việt còn được thể hiện ở tính văn hóa, lịch sự của lời nói.
d. Thể hiện ở chính phẩm chất văn hoá, lịch sử của lời nói:
- Nói năng lịch sự có văn hoá chính là biểu hiện sự trong sáng của tiếng Việt.
- Ngược lại, nói năng thô tục, mất lịch sự, thiếu văn hoá sẽ làm mất đi vẻ đẹp của sự trong sáng của tiếng Việt, ca dao có câu:
2. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi phải có tình cảm yêu mến và ý thức quý trọng tiếng Việt.
- Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng đòi hỏi mỗi người cần có những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt: hiểu về chuẩn mực và quy tắc của tiếng Việt.
- Công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi trách nhiệm cao của mỗi người trong chính hoạt động sử dụng tiếng Việt khi giao tiếp.
II. Luyện tập
Tiết 1
1. Phân tích tính chuẩn xác trong việc dùng từ ngữ của Nguyễn Du (SGK)
Nhân vật |
Từ ngữ miêu tả |
Đặc điểm nhân vật |
Kim Trọng |
Rất mực chung tình |
Yêu say đắm Thuý Kiều, chung thủy trước sau như một. Dù đã có Thuý Vân thay thế nhưng tấm lòng Kim Trọng không khi nào quên được Thuý Kiều, dù nàng đã trải qua bao sóng gió dập vùi nhưng tình yêu của Kim Trọng vẫn mặn mà, đằm thắm. |
Thuý Vân |
Cô em gái ngoan |
Nhận lời “trao duyên" của Thuý Kiều để chị an lòng trên đường xa vạn dặm. |
Hoạn Thư |
Bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt |
Người đàn bà thâm hiểu, luôn biết làm những việc để đạt những mục đích của mình |
Thúc Sinh |
Sợ vợ |
Con người luôn lép vế, cúi đầu trước vợ (Hoạn Thư). Thúc Sinh yêu Thuý Kiều nhưng không dám bày tỏ với vợ, chứng kiến Hoạn Thư hành hạ Kiều chỉ biết câm lăng, ngâm đắng nuốt cay |
Từ Hải |
Chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ |
Người anh hùng bất ngờ đến với cuộc đời Kiều, giúp nàng “báo ân, báo oán". Nhưng rồi do sai lầm của Kiều mà “chết đứng" giữa trận chiến. |
Tú Bà |
Màu da nhờn nhợt |
Sống bằng nghề buôn phấn bán hương, buôn thịt bán người, lấy đêm làm ngày, lấy ngày làm đêm đầy ghê tởm. |
Mã Giám Sinh |
Mày râu nhẵn nhụi |
Trai lơ, chải chuốt mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao, luôn cố tỏ vẻ trẻ trung để đánh lừa người khác. |
Bạc Bà, Bạc Hạnh |
Miệng thề xoen xoét |
Hai kẻ cùng một phường với Tú Bà, đều là loại loc lừa, điêu trá. |
Sở Khanh |
Chải chuốt dịu dàng |
Một gã chuyên đi gạ tình những cô gái bất hạnh, vẻ ngoài óng chuốt nhưng kì thực giả dối, bac tình. |
2. Đoạn văn của Chế Lan Viên đã được bỏ dấu câu. Hãy đặt lại dấu câu vào vị trí thích hợp để đảm bảo sự trong sáng của đoạn văn
Trả lời:
Điều dấu để thành đoạn văn như sau:
“Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa phải trôi chảy vừa phải tiếp nhận - dọc đường đi của mình - những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy - một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì mà thời đại đem lại". Cách điền khác:
- Thay cho hai dấu gạch ngang ở câu 2 là dấu ngoặc đơn.
- Thay cho dấu gạch ngang ở câu 3 là dấu hai chấm.
3. Nhận xét từ việc dùng từ nước ngoài trong trường hợp sau. Hãy thay bằng từ ngữ tiếng Việt đối với những trường hợp “lạm dụng".
Trả lời:
- Nhận xét: có sự lạm dụng từ nước ngoài (tiếng Anh)
- Các từ “lạm dụng" là: file, hacker
- Lần lượt thay thế bằng các từ: tập tin, tin tặc - kẻ đột nhập trái phép.
Tiết 2:
1. Chọn câu văn trong sáng trong những câu văn sau và phân tích sự trong sáng đó.
Trả lời:
Trong 4 câu a, b, c, d thì câu a không trong sáng do từ đòi hỏi không cần thiết, nếu bỏ từ này thì câu văn sẽ đạt được sự trong sáng.
Ba câu b, c, d là những câu trong sáng do viết đúng ngữ pháp, câu đủ thành phần, diễn đạt trong sáng.
2. Hãy đọc lời quảng cáo sau đây và cho biết từ nước ngoài nào không cần thiết sử dụng vì đã có từ tiếng Việt có ý nghĩa và sắc thái biểu cảm thích hợp với nội dung cần biểu đạt.
Trả lời:
Từ nước ngoài không cần thiết sử dụng vì đã có từ Việt thay thế: Valentine (ngày Valentine --> ngày lễ Tình nhân hoặc ngày Tình yêu).
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 12
- Tuần 2 sgk ngữ văn 12
- Tuần 3 sgk ngữ văn 12
- Tuần 4 sgk ngữ văn 12
- Tuần 5 sgk ngữ văn 12
- Tuần 6 sgk ngữ văn 12
- Tuần 7 sgk ngữ văn 12
- Tuần 8 sgk ngữ văn 12
- Tuần 9 sgk ngữ văn 12
- Tuần 10 sgk ngữ văn 12
- Tuần 11 sgk ngữ văn 12
- Tuần 12 sgk ngữ văn 12
- Tuần 13 sgk ngữ văn 12
- Tuần 14 sgk ngữ văn 12
- Tuần 15 sgk ngữ văn 12
- Tuần 16 sgk ngữ văn 12
- Tuần 17 sgk ngữ văn 12
- Tuần 18 sgk ngữ văn 12
- Tuần 19 sgk ngữ văn 12
- Tuần 20 sgk ngữ văn 12
- Tuần 21 sgk ngữ văn 12
- Tuần 22 sgk ngữ văn 12
- Tuần 23 sgk ngữ văn 12
- Tuần 24 sgk ngữ văn 12
- Tuần 25 sgk ngữ văn 12
- Tuần 26 sgk ngữ văn 12
- Tuần 27 sgk ngữ văn 12
- Tuần 28 sgk ngữ văn 12
- Tuần 29 sgk ngữ văn 12
- Tuần 30 sgk ngữ văn 12
- Tuần 31 sgk ngữ văn 12
- Tuần 32 sgk ngữ văn 12
- Tuần 33 sgk ngữ văn 12
- Tuần 34 sgk ngữ văn 12
- Tuần 35 sgk ngữ văn 12