Giải bài 3 trang 80 SGK Hóa học lớp 12 Nâng cao
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch các chất sau:
- Bài học cùng chủ đề:
- Bài 4 trang 80 SGK Hóa học lớp 12 Nâng cao
- Bài 5 trang 80 SGK Hóa học lớp 12 Nâng cao
- Bài 6 trang 80 SGK Hóa học lớp 12 Nâng cao
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch các chất sau:
\(\eqalign{
& a)C{H_3} - N{H_2},N{H_2} - C{H_2} - COOH,C{H_3}COON{H_4},anbumin; \cr
& b){C_6}{H_5}N{H_2},C{H_3}CH\left( {N{H_2}} \right)COOH,{\left( {C{H_3}} \right)_2}NH,anbu\min . \cr} \)
Giải:
a) Dùng quỳ tím \(C{H_3}N{H_2}\) hóa xanh.
Dùng \(HN{O_3}\): Anbumin tạo kết tủa màu vàng. Hai chất còn lại \(N{H_2} - C{H_2} - COOH,C{H_3}COON{H_4}\) cho phản ứng với dung dịch \(NaOH\) đun nhẹ, chất tạo được khí mùi khai bay lên là: \(C{H_3} - COON{H_4}\).
\(C{H_3}COON{H_4} + NaOH\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow C{H_3} - COONa + N{H_3} \uparrow + {H_2}O.\)
Chất còn lại là: \(N{H_2} - C{H_2} - COOH\) .
b) Dùng quỳ tím: \({(C{H_3})_2}NH\) làm quỳ tím hóa xanh.
Dùng \(HN{O_3}\) nhận biết được anbumin vì tạo kết tủa màu vàng.
Dùng dung dịch \(B{r_2},{C_6}{H_5}N{H_2}\), làm mất màu dung dịch \(B{r_2}\) và tạo kết tủa trắng .
Chất cùng lại là: \(C{H_3}CH(N{H_2})COOH\)
- Chương 1. este - lipit
- Chương 2. cacbohiđrat
- Chương 3. amin. amino axit. protein
- Chương 4. polime và vật liệu polime
- Chương 5. đại cương về kim loại
- Chương 6. kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm
- Chương 7. crom-sắt-đồng
- Chương 8. phân biệt một số chất vô cơ chuẩn độ dung dịch
- Chương 9. hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường