Đề và đáp án đề thi học kì 2 môn Văn 8 – Tam Đảo năm 2016 có đáp án
Gửi các em học sinh Đề và đáp án đề thi học kì 2 môn Văn 8 – Tam Đảo năm 2016 có đáp án. DayHocTot.com hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.
- Đề thi, bài kiểm tra liên quan:
- Đề học kì 2 môn Văn lớp 8 – Tân Châu năm 2016 có đáp án
- Tham khảo đề thi môn Văn học kì 2 lớp 8 trường THCS Quỹ Nhất có đáp án
- [Hoài Nhơn] Thi kì II Văn 8: Thế nào là câu cầu khiến? Trong những đoạn trích sau, câu nào là câu cầu khiến?
- Ngữ pháp tiếng anh đầy đủ nhất
dayhoctot.com xin gửi tới thầy cô và các em: Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 8 – Phòng GD & ĐT TAM ĐẢO: Thế nào là câu phủ định? Tìm 3 ví dụ về thơ hoặc ca dao có sử dụng câu phủ định.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM ĐẢO
ĐỀ THI HỌC KÌ 2
MÔN: VĂN – LỚP 8
NĂM HỌC 2015 – 2016
Thời gian làm bài 90 phút
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm):
Đọc đoạn văn sau và chọn câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 6)
“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy… Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước như thế mà vững yên. Đó thực mới là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người…”
(Trích Ngữ văn 8, tập hai)
1. Phần văn bản trên trích từ văn bản nào, của ai?
A. “Chiếu dời đô” (Lí Công Uẩn)
B.“Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn)
C.“Bình Ngô đại cáo” (Nguyễn Trãi)
D.“Bàn luận về phép học” (Nguyễn Thiếp)
2. Phương thức biểu đạt chính ở đoạn văn trên là gì?
A. Tự sự
B.Biểu cảm
C.Nghị luận D.Thuyết minh
3. Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì?
A. Nêu mục đích chân chính của việc học và các phép học
B.Nêu mục đích chân chính của việc học và phê phán lối học sai trái
C.Nêu các phương pháp học
D.Nêu mục đích chân chính của việc học
4. Mục đích của việc học được tác giả nêu trong đọan trích là gì?
A. Học để có thể mưu cầu danh lợi
B.Học để trở thành người có tri thức
C.Học để biết rõ đạo
D.Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước
5. Câu: “Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm” thuộc kiểu câu gì? Để thực hiện hành động nói gì?
A. Trần thuật – Để nhận định
B.Cầu khiến – Để ra lệnh
C.Nghi vấn – Để hỏi
D.Trần thuật – Để đề nghị
6. Câu: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” là câu phủ định. Đúng hay sai?
A. Đúng
B.Sai
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
7 (2 điểm). Thế nào là câu phủ định? Tìm 3 ví dụ về thơ hoặc ca dao có sử dụng câu phủ định.
8 (5 điểm). Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã tái hiện vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng quê vùng biển. Em hãy viết bài văn thuyết minh làm sáng tỏ nội dung trên.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HK2 MÔN VĂN 8 – TAM ĐẢO
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
6 |
Đáp án |
D | C | A | C | D |
A |
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu |
Đáp án và hướng dẫn chấm |
Thang điểm |
7 |
– Trình bày khái niệm về câu phủ định: Là câu dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó hoặc phản bác một ý kiến, một nhận định. | 0,5 |
– Tìm 3 ví dụ về thơ hoặc ca dao có sử dụng câu phủ định. Học sinh có thể lấy nhiều ví dụ khác có sử dụng câu phủ định, giám khảo cho điểm linh hoạt.
– Mức tối đa (1,5 điểm): Lấy được 3 ví dụ đúng. – Mức chưa tối đa: + Cho 1,0 điểm: Lấy được 2 ví dụ đúng; + Cho 0,5 điểm: Lấy được 1 ví dụ đúng. – Mức không đạt: Lấy ví dụ sai hoặc không làm. |
Mỗi ví dụ 0,5 điểm | |
8 |
a) Yêu cầu về kĩ năng: Viết được bài văn thuyết minh về một tác phẩm làm sáng tỏ một nhận định; xác định đúng đối tượng thuyết minh: bài thơ Quê hương – Tế Hanh; sử dụng các phương pháp thuyết minh phù hợp.
b) Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể có cách trình bày khác, nhưng cần đảm bảo được các ý sau: |
|
* MB:: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm; giới thiệu khái quát bài thơ | 0,5 | |
* TB::
– Xuất xứ bài thơ; thể loại; phương thức biểu đạt. – Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ: + Giá trị nội dung: Tình yêu quê hương, lòng thương nhớ quê hương của đứa con xa quê được thể hiện qua những vần thơ đậm đà, ý vị; + Giá trị nghệ thuật: Bài thơ có 20 câu, sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, lời thơ trong sáng, hình ảnh thơ sáng tạo, cảm xúc nồng hậu thiết tha. – Chứng minh nhận định: Bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã tái hiện vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng quê vùng biển: + Hai câu đầu: Giới thiệu về làng quê đầy thương nhớ, tự hào (dẫn chứng, phân tích); + Sáu câu tiếp theo: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi của trai làng (dẫn chứng, phân tích); + Tám câu tiếp theo: Cảnh đoàn thuyền đánh cá khi trở về (dẫn chứng, phân tích); – Vai trò của bài thơ trong nền văn học nước nhà: + Bài thơ là những câu hát yêu thương về cảnh sắc, bầu trời, dòng sông, con thuyền, cánh buồm…; + Bài thơ khiến ta cảm nhận được hồn thơ Tế Hanh, một tình yêu quê hương trong sáng, đằm thắm. |
4,0 | |
* KB:: Suy nghĩ và đánh giá của bản thân về nhận định của bài thơ Quê hương; liên hệ với bản thân về vị trí của bài thơ trong nền Văn học của dân tộc | 0,5 | |
Đánh giá cho điểm:
– Mức tối đa (5,0 điểm): Bài làm đảm bảo các yêu cầu trên. – Mức chưa tối đa: + Cho 4,0 – 4,75 điểm: Đạt được các yêu cầu trên nhưng trình bày chưa thật rõ ràng; + Cho 3,0 – 3,75: Bài làm cơ bản đạt được các yêu cầu trên nhưng còn thiếu một vài ý; trình bày còn lỗi về kĩ năng, phương pháp; + Cho 2,0 – 2,75: Bài làm đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt, trình bày; lỗi về kĩ năng, phương pháp; + Cho 0,25 – 1,75: Các mức còn lại. – Mức không đạt (0 điểm): Bài làm sai lạc những yêu cầu nêu trên; hoặc bỏ giấy trắng, không làm bài. |
Bài văn mẫu
Nước bao vấy, cách biển nửa ngày sông.
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Hình ảnh so sánh đẹp đẽ và một loạt tính từ, động từ chọn lọc: hăng, phăng, mạnh mẽ, vượt… đã diễn tả đầy ấn tượng khí thế của những con thuyền nối nhau ra khơi, toát lên sức sống khỏe khoắn và một vẻ đẹp hào hùng.
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
Nhờ ơn trời! biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Nhà thơ đã phát hiện ra chất thơ trong đời sống vất vả, cực nhọc của dân quê, đó là điều đáng quý. Cũng vì vậy mà hình ảnh quê hương trong bài thơ tươi sáng, mang hơi thở nồng ấm của cuộc đời cần lao.
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!