Bộ 2 đề thi giữa kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt có đáp án hay nhất 2016
Gửi các em học sinh Bộ 2 đề thi giữa kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt có đáp án hay nhất 2016. DayHocTot.com hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.
Thầy cô và các em tham khảo tuyển tập 2 đề thi khảo sát chất lượng giữa kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt: Tả cái trống trường em,…
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ 2
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
Đề Số 1
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
Bài đọc: Bốn anh tài
(SGK Tiếng Việt 4, tập 2, trang 4)
– Đọc diễn cảm toàn bài.
– Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 5.
II.Đọc hiểu: (5 điểm)
–Bài đọc: Chuyện cổ tích về loài người (trích)
– Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất.
1. Trong “Câu chuyện cổ tích” này, ai là người được sinh ra đầu tiên?
a. Trẻ con. b. Người lớn.
c. Thầy giáo. d. Học sinh.
2. Sau khi trẻ sinh ra vì sao cần có ngay một người mẹ?
a. Cần tình yêu và lời ru. b. Cần được mẹ bế.
c. Cần được mẹ chăm sóc. d. Tất cả các ý trên.
3. Bố và thầy giáo giúp trẻ em làm gì?
a. giúp trẻ khỏe mạnh.
b. giúp trẻ biết suy nghĩ, mở mang hiểu biết, có kiến thức.
c. giúp trẻ khéo tay.
d. Tất cả các ý trên.
4. Câu “ Thầy viết chữ thật to” thuộc mẫu câu nào?
a. Ai làm gì?
b. Ai là gì?
c. Ai thế nào?
d. Không thuộc các mẫu câu trên.
5. Từ nào dưới đây là danh từ?
a. Chăm sóc. b. Chuyện cổ tích.
b. Xanh. d. Viết.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe- viết): (5 điểm)
Bài viết: Kim tự tháp Ai Cập
(SGK Tiếng Việt 4, tập 2, trang 5)
II.Tập làm văn: (5 điểm)
Tả cái trống trường em.
ĐÁP ÁN ĐỀ 1
A.Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I.Đọc thành tiếng: (5 điểm)
-Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm (đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 1 -Ngắt nghỉ ngơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi ở ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).
-Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm).
-Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chua rõ ràng: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm)..
II. Đọc hiểu: (5 điểm).Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm.
Câu 1: a Câu 2: d Câu 3: b Câu 4: a Câu 5: b
B.Kiểm tra viết: (10 điểm)
I.Chính tả: (5 điểm)
-Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
-Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,… thì bị trừ 1 điểm toàn bài..
II.Tập làm văn: (5 điểm)
– Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm
Bài tham khảo
Mỗi ngày đi học là một ngày vui đối với em. Vui nhất trong em là được nghe âm thanh của trống trường. Cái trống trường em đã trở thành một vật dụng rất gắn bó với em và các bạn.
Trống được treo trên giá bằng gỗ đặt trước phòng bảo vệ. Thân trống hao hoa giống cái chum đựng nước, giữa thân phình to ra, hai đầu khum lại vì nó được làm từ những thanh gỗ uống cong, đều đặn và khép liền nhau bằng keo dán gỗ. Thân trống được sơn màu đỏ tươi. Giữa thân có hai vòng đai thắt bằng những sợi mây. Nhờ có vòng đai này mà trống được treo trên giá, không phải để chạm đất. Hai đầu trống bịt bằng da trâu thuộc kĩ, căng thật phẳng làm mặt trống. Hai mặt trống ở hai đầu là hình tròn phẳng đều nhau. Chúng đã cộng tác với thân trống và dùi trống để tạo ra âm thanh, một thứ âm thanh rất đỗi quen thuộc với học sinh. Tiếng trống vang xa, lúc rành rọt ba tiếng gọi chúng em vào lớp, lúc “xả hơi” vang một hồi dài báo hiệu giờ tan trường, lúc “cầm càng” theo nhịp “Cắc, tùng! Cắc, tùng!” cho chúng em tập thể dục.
Mỗi khi nghe tiếng trống, lòng em bỗng rộn ràng. Tiếng trống giúp thầy và tro trong nhà trường thực hiên đúng giờ giấc của buổi học. Trống là hiệu lệnh điều khiển mọi hoạt động của chúng em. Trống thắp sáng từng nụ cười rạng rỡ của chúng em dưới mái trường.
Em rất yêu trường, yêu lớp, yêu tiếng trống trường vang vọng mỗi ngày. Em và các bạn bảo nhau phải cố gắng học tập để trở thành người có ích từ mái trường thân yêu này.
ĐỀ SỐ 2
A.Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
Bài đọc: Bốn anh tài (phần tiếp theo)
(SGK Tiếng Việt 4, tập 2, trang 13)
– Đọc đúng, trôi chảy, mạch lạc.
– Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 14.
II.Đọc hiểu: (5 điểm)
Bài đọc: Trống đồng Đông Sơn
(SGK Tiếng Việt 4, tập 2, trang 17)
– Làm bài tập : Chọn câu trả lời đúng nhất.
1.Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào?
a.Hình dáng, kích thước, cách trang trí và sắp xếp hoa văn.
b.Giữa mặt trống có hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh.
c.Trên mặt trống có những vòng tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc…
d.Tất cả các ý trên.
2.Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh nào?
a.Phong cảnh làng quê Việt Nam.
b.Con người hòa với thiên nhiên.
c.Hình ảnh ngôi sao năm cánh.
d.Các ý trên đều đúng.
3. Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam ta?
a.Trống mang vẻ đẹp đa dạng, phong phú.
b.Trống đồng thể hiện trình độ văn minh của người Việt cổ xưa.
c.Trống đồng đã thể hiện hình ảnh con người thuần hậu, hiền hòa, mang tính nhân văn sâu sắc.
d.Tất cả các ý trên.
4. Từ nào sau đây là từ láy?
a.Săn bắn.
c.Tung tăng.
b.Ấm no.
d.Yên vui.
5. Từ nào có thể thay thế cho từ “khát khao”?
a.Khát vọng.
c.Ước vọng.
b.Vang vọng.
d.Không có từ nào để thay thế.
B.Kiểm tra viết: (10 điểm)
I.Chính tả (Nghe- viết): (5 điểm)
Bài viết: Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp
(SGK Tiếng Việt 4, tập 2, trang 14)
II.Tập làm văn: (5 điểm)
Có một đồ vật ở nhà mà em yêu thích và gắn bó. Hãy tả lại đồ vật đó.
ĐÁP ÁN ĐỀ 2
A.Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I.Đọc thành tiếng: (5 điểm)
-Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm (đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không có điểm).
-Ngắt nghỉ ngơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi ở ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).
-Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm).
-Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chua rõ ràng: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm)..
II.Đọc hiểu: (5 điểm).Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm.
Câu 1: d Câu 2: b Câu 3: d Câu 4: b Câu 5: a
B.Kiểm tra viết: (10 điểm)
I.Chính tả: (5 điểm)
-Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
-Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,… thì bị trừ 1 điểm toàn bài..
II.Tập làm văn: (5 điểm)
– Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm
Bài tham khảo
Gia đình em có nhiều vật dụng, những chiếc đồng hồ báo thức là một vật dụng rất cần thiết đối với em.
Chiếc đồng hồ đã có mặt trong gia đình em từ lâu lắm. Bao năm tháng đã đi qua mặt dù nhà em đã đổi thay nhiều vật dụng nhưng đồng hồ báo thức vẫn còn đấy và vẫn chăm chỉ làm việc. Đồng hồ có cấu tạo bên ngoài rất đơn giản. Toàn thân là một khối hộp chữ nhật, vỏ bằng nhựa màu trắng sữa. Đế đồng hồ là một tấm nhựa cứng, màu cánh gián. Lớp vỏ nhựa bóng loáng, sờ vào có cảm giác rất dễ chịu. Mặt số hình tròn. Trên mặt số có đính bốn kim dài ngắn khác nhau. Kim ngắn và to nhất là kim giờ, kim dài hơn một tí là kim phút. Kim bé và dài nhất là kim giây. Kim báo thức màu xanh nhạt. Kim này làm việc theo ý muốn của con người. Muốn đồng hồ báo thức vào giờ nào, ta chỉ cần lên dây cốt và quay kim đúng số. Bảo vệ mặt số và các kim của đồng hồ là một mặt kính trong suốt. Mặt kính tròn như mặt số, mỗi lần làm vệ sinh, mặt kính sáng trong. Phía sau của đồng hồ là hai nút nhỏ để lấy giờ. Phía dưới có một nắp nhỏ, mở ra là bộ phận gắn pin.
Tuy làm việc đã lâu nhưng đồng hồ vẫn còn tốt, tiếng kim chạy rất êm, áp tai gần đồng hồ mới nghe âm thanh tíc tắc, tíc tắc. Khi kim báo thức làm việc, âm thanh phát ra tiếng nhạc chuông để gọi em dậy sớm học bài, chuẩn bị bài vở cho một ngày học mới.
Chiếc đồng hồ vẫn luôn lặng lẽ đếm thời gian. Tuy làm việc đã nhiều nhưng đồng hồ báo giờ giấc rất chính xác. Đồng hồ giúp em làm việc đúng giờ, nó như gợi nhắc em luôn tận dụng thời gian để làm việc có ích.