Tham khảo Đề thi HK1 môn Tiếng Việt lớp 4 – TH Phổ An 2017: Tả một đồ chơi mà em yêu thích
DayHocTot.com xin gửi tới các em học sinh Tham khảo Đề thi HK1 môn Tiếng Việt lớp 4 – TH Phổ An 2017: Tả một đồ chơi mà em yêu thích. Hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.
- Đề thi, bài kiểm tra liên quan:
- Đề Thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt – Yên Minh 2017: Em hãy miêu tả một đồ vật thân quen mà em...
- Đề kiểm tra môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 học kì 1 – Tiểu học Hồng Quang 2017 – 2018
- Đề Thi HK1 lớp 4 môn Tiếng Việt – TH Tây Giang 2017: Tả một đồ chơi mà em yêu thích
- Ngữ pháp tiếng anh đầy đủ nhất
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt – trường Tiểu học Phổ An năm 2017 – 2018 có đáp án kèm theo. Sau đây mời thầy cô và các em tham khảo
Trường TH Phổ An |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 1 NĂM HỌC 2017-2018 Môn : Tiếng Việt 4 Thời gian làm bài : 60 phút |
I. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)
Lộc non
Ở phương nam nắng gió thừa thải này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi.
Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú. Lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé mở. Đến trưa lá đã xòe tung. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác.
Tôi ngẩn ngơ nhìn vòm đa bên kia đường đang nảy lộc. Không có mưa bụi lất phất như rây bột. Không có một chút rét ngọt. Trời vẫn chang chang nắng. Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc. Lòng đường vẫn loang loáng bóng người, xe qua lại. Chẳng ai để ý đến vòm cây đang lặng lẽ chuyển mùa.
Nhưng kìa, một cô bé đang đạp xe đi tới. Cô ngước nhìn vòm cây, mỉm cười. Xe chầm chậm dừng lại. Vẫn ngồi trên yên xe, cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên vòm xanh. Có một đợt gió, cây rung cành, rủ xuống lả tả những vỏ búp màu hồng nhạt. Cô bé rụt cổ lại cười thích thú, cái cười không thành tiếng. Cô dang tay, cố tóm bắt những chiếc vỏ búp xinh xinh. Cứ thế, cô bé đứng dưới gốc đa một lát rồi chầm chậm đạp xe đi. Vừa đạp, cô bé vừa ngoái đầu lại như bịn rịn… Rồi bóng cô chìm dần giữa dòng người.
Lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc, chợt nao nao buồn.
(Trần Hoài Dương)
Câu 1: Chi tiết nào cho thấy lộc cây phát triển rất nhanh? (0.5)
A. Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi.
B. Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú; đến trưa, lá đã xòe tung và hôm sau, lá đã xanh đậm.
C. Những vòm lộc non đang đung đưa ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà.
D. Ban đêm, lộc cây vừa mới nhú; đến trưa, lá đã xòe tung và hôm sau, lá đã xanh đậm
Câu 2: Vì sao tác giả ngẩn ngơ nhìn vòm đa? (0.5)
A. Vì thấy lộc đa biến đổi nhanh quá.
B. Vì vòm lộc đa làm tác giả chạnh nhớ quê nhà ở miền Bắc.
C. Vì tác giả chưa bao giờ nhìn thấy vòm đa.
D. Vì thấy lộc đa biến đổi chậm quá.
Câu 3: Câu văn nào cho ta thấy cô bé tiếc nuối những giây phút thích thú nầy ? (0.5)
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 4: Tìm 4 từ láy trong bài: (1.0)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Câu 5: Trong câu “Lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc” và “chợt nao nao buồn”. Em hãy cho biết tác giả nhớ và nghĩ đến nơi nào ? (1.0) ………………………………………………………………………………………………………
Câu 6: Trong câu “Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc.”, bộ phận nào là chủ ngữ? (0.5)
A. Những vòm lộc non
B. Những vòm lộc non đang đung đưa
C. Những vòm lộc non đang đung đưa kia
D. Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ
Câu 7: Trong câu “Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi.” có mấy tính từ? (0.5)
A. Một tính từ. Đó là: non tơ.
B. Hai tính từ. Đó là: non tơ, hiếm hoi.
C. Ba tính từ. Đó là: non tơ, hiếm hoi, thừa thả
D. Bốn tính từ. Đó là: non tơ, hiếm hoi, thừa thải, chứng kiến.
Câu 8: Câu nào dưới đây là câu kể “Ai làm gì?” (1.0)
A. Cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên vòm xanh.
B. Lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc, chợt nao nao buồn.
C. Tôi biết trời vẫn chang chang nắng.
D. Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú.
Câu 9: Trong câu “Vẫn ngồi trên yên xe,cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên nhìn lên vòm xanh.” Có: (0.5)
A.Một động từ. Đó là từ: …………………………………………………………………
B. Hai động từ. Đó là các từ: ………………………………………………………..
C. Ba động từ. Đó là các từ: ………………………………………………………….
D. Bốn động từ. Đó là các từ: …………………………………………………………
Câu 10: Đặt một câu hỏi với mỗi mục đích sau: (1.0)
Để khen ngợi :………………………………………………………………………….
Để yêu cầu, đề nghị: …………………………………………………………………
II . Kiểm tra viết
1. Chính tả : ( 2 điểm ) Đề bài:
QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
Từ lâu Trường Sa là mảnh đất gần gũi với ông cha ta. Đảo Nam Yết và Sơn Ca có giống dừa đá, trái nhỏ nhưng dày cùi, cây lực lưỡng, cao vút. Trên đảo còn có những cây bàng, quả vuông bốn cạnh, to bằng nửa chiếc bi đông, nặng bốn năm lạng, khi chín, vỏ ngả màu da cam. Gốc bàng to, đường kính chừng hai mét, xòe một tán lá rộng. Tán bàng là những cái nón che bóng mát cho những hòn đảo nhiều nắng này. Bàng và dừa đều đã cao tuổi, người lên đảo trồng cây chắc chắn phải từ rất xa xưa.
HÀ ĐÌNH CẨN
2.Tập làm văn: ( 8 điểm )
Đề bài: Tả một đồ chơi mà em yêu thích.
—— HẾT ——-
I. Đọc thầm và làm bài tập: 7 điểm
Câu | 1 | 2 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | A | C | C | A |
Điểm | 0.5 | 0.5 | 0.5 | 0.5 | 1.0 |
Câu 3: Vừa đạp, cô bé vừa ngoái đầu lại như bịn rịn… (0.5)
Câu 4: tùy chọn (1,0)
Câu 5: Tác giả nhớ đến quê hương mình (1.0)
Câu 9: D, đó là các từ: ngồi, ngửa, nheo, nhìn. (0.5)
Câu 10: Mỗi câu đặt đúng được (1.0)
II. Chính tả (2 điểm).
– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn:2, 5 điểm.
– Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh không viết hoa đúng qui định trừ: 0,1 điểm.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, hoặc trình bày bẩn,…bị trừ 0,25 điểm toàn bài (nếu phạm 1 nội dung trừ 1điểm).
III.Tập làm văn (8 điểm).
Nội dung: (7,5 điểm).
a. Mở bài: (1,5 điểm).
Giới thiệu được đồ chơi mà em thích nhất
b. Thân bài: (5 điểm).
– Tả bao quát: hình dáng, chất liệu, màu sắc..
– Tả các bộ phận có đặc điểm nổi bật xen kẽ tình cảm của em với đồ vật đó.
* Lưu ý: trong phần thân bài, học sinh có thể không làm rạch ròi từng phần mà có thể lồng ghép, kết hợp các ý trên.
c. Kết luận: (1 điểm )
– Nêu tác dụng hoặc tình cảm của em với đồ vật đó.