Soạn bài Hai chữ nước nhà trang 159 SGK ngữ văn 8
Vể giọng điệu của đoạn thơ
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài Hai chữ nước nhà (Trích – Trần Tuấn Khải)
- Phân tích văn bản Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Câu 1: Về giọng điệu của đoạn thơ
Đúng như lời chú của tác giả, ở đây, ông mượn lời của Nguyễn Phi Khanh dặn dò con là Nguyền Trãi để kí thác lòng yêu nước của mình. Nói đúng hơn đây là trối trăn của cha với con trước phút chia xa vĩnh viễn giữa cảnh quốc phá gia vong. Từng lời nói trĩu nặng ân tình mà cũng chứa chan bao nỗi đau đớn, xót xa. Do đó giọng điệu của đoạn thơ thật thống thiết lâm li với bao lời cảm thán.
Thể thơ song thất lục bát đã được học trong chương trình lớp 7 rất phù hợp trong việc thể hiện giọng điệu vừa nói. Thật đúng như ý kiến của thi sĩ Xuân Diệu: “Điệu song thất lục bát vốn là thể cha ông chúng ta xưa dùng để viết “ngâm khúc” những vần trắc (yêu vận) xô xát giữa câu, réo rắt, da diết, rất hợp để diễn đạt nỗi uất ức, nỗi căm giận, lời mắng nhiếc(tiếng thở than, sự nghĩ ngợi, nỗi ưu sầu... Tâm trạng xã hội khoảng năm 1926 uất ức bi tráng, điệu lục bát du dương êm hòa không đủ mà đòi hỏi một điệu thơ như song thất lục bát để toát, để thoát, để xé nỗi niềm u uất đè nặng tâm hồn. (Xuân Diệu - Đọc thơ Á Nam Trần Tuấn Khải).
Câu 2: Đoạn thơ có chia làm 3 phần
a) Tám câu đầu: Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ đau đớn, éo le.
b) Hai mươi câu tiếp theo: Hiện tình tang tóc đau thương của đất nước.
c) Tám câu cuối: Thế bất lực của mình và lời trao gửi cho con trai.
Câu 3: Hai chữ nước nhà là lời Nguyễn Phi Khanh dặn dò con trai - Nguyễn Trãi. Tám câu thơ đầu không những phác họa bối cảnh không gian mà còn thể hiện tâm trạng của hai cha con trước giờ vĩnh biệt.
Trước hết là bối cảnh không gian. Cuộc chia li diễn ra chốn ải Bắc đìu hiu buồn bã với mây sầu gió thẳm, hổ thét, chim kêu... Ải Bắc (ải Nam quan) nơi rào giậu của đất nước. Đây cũng chính là nơi Nguyễn Phi Khanh chia tay mãi mãi với Tổ quốc, quê hương - Tâm trạng ủ ê, buồn thảm bao phủ lên cảnh vật làm não lòng người. Bởi vậy, tuy tác giả sử dụng các từ ngừ ước lệ nhưng vẫn tạo được một không khí phẫn uất đau thương cho cả bài thơ. Không khí ấy không chỉ là không khí thời Nguyễn Phi Khanh chia tay Nguyễn Trãi mà cũng chính là không khí của xã hội nước ta đầu thế kỉ XX.
Tiếp đó là hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật: Bốn câu thơ tiếp theo có máu và nước mắt:
Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước
Chút thân tàn lần bước dặm khơi
Trông còn tầm tã châu rơi
Con ơi con nhớ lấy lời cha khuyên.
Người cha bị giặc Minh bắt, áp giải sang Tàu một đi không trở lại. Đứa con trai muốn đi theo cha cho tròn đạo hiếu. Nhưng người cha đã nén lòng mình, khuyên con mau trở lại đáp đền thù nhà nợ nước. Cả hai cha con, phút này đều đau đớn tột cùng, xót xa khôn kể: nước mất nhà tan, cha con rồi đây đôi ngả...
Trong tình cảnh này, máu và nước mắt chan hòa trong từng dòng thơ là sự chân thực tận thâm tâm.
Lời khuyên của người cha trong bối cảnh và tâm trạng như đã nói trên quý giá, thiêng liêng và xúc động như một lời tràn trối. Người nghe vì thế nhất định phải nhập tâm ghi nhớ chẳng thể nào quên.
Câu 4: Hai mươi câu thơ tiếp theo là đoạn thơ tự sự miêu tả rất đậm màu sắc trữ tình và có sức lay động lớn
Nhập vai Nguyễn Phi Khanh, một nạn nhân vong quốc đang đi vào cõi chết thời trước, nhà thơ nói lên hiện tình đất nước đầy cánh tang tóc đau thương, nhằm kể tội ác của giặc thù xâm lược. Người đọc thơ lúc bây giờ, những năm hai mươi của thế ki XX, là những nạn nhân vong quốc thời Pháp thuộc sẽ dễ dàng đồng cảm. Sức truyền cảm mãnh liệt của đoạn thơ này chính là ở chỗ ấy.
Bốn phương khói lửa bừng bừng
Xiết bao thảm họa xương rừng máu sông
Nơi đô thị thành tung quách vỡ
Chốn nhân gian bỏ vợ lìa con
Làm cho xiêu tán hao mòn
Lạ gì khác giống dễ còn thương đâu!
Đan xen vào những dòng thơ tự sự là lời cảm thán thống thiết:
Thảm vong quốc kể sao xiết kế
Trống cơ đồ nhường xé tâm can
Ngậm ngùi đất khóc người than
Thương tâm nòi giống lầm than nỗi này!
Với những từ ngữ và hình ảnh thơ diễn tả cảm xúc mạnh mẽ và sâu sắc (kể sao xiết kế, xé tâm can, ngậm ngùi, khóc, than, thương tâm), nhà thơ đã thể hiện một nỗi đau thương nước mất nhà tan thiêng liêng và cao cả. Nỗi đau thương này như đã vượt lên trên số phận của cá nhân để trớ thành nỗi đau của nước non, rung chuyển cả đất trời. Chính vì vậy mà giọng điệu đoạn thơ trở nên thống thiết, lâm li, thấm đẫm nỗi hờn căm phẩn uất, oán than, xót xa, cay đắng. Giọng thơ tâm huyết đầy bi phẫn của Á Nam Trần Tuân Khái có sức lay động rất lớn, đặc biệt là đối với những tâm hồn đồng điệu đương thời.
Câu 5: Phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp của tổ tông là nhằm mục đích gì?
Mở đầu phần cuối đoạn thơ, Nguyễn Phi Khanh nói đến cái thế bất lực của mình với Nguyễn Trãi:
Cha xót phận tuổi già sức yếu
Lỡ sa cơ dành chịu bó tay
Thân lươn bao quản vũng lầy...
Người cha nói đến cái thế bất lực của mình, tuổi già sức yểu, sa cơ chịu bó tay... là nhằm đế khích lệ ý chí gánh vác giang san sau này của người con.
Giang sơn gánh vác sau này cậy con.
Điều này đã làm cho lời trao gởi nhờ cậy trên càng thêm sức nặng tình cảm hơn nhiều.
dayhoctot.com
- Bài 1 sgk ngữ văn 8
- Bài 2 sgk ngữ văn 8
- Bài 3 sgk ngữ văn 8
- Bài 4 sgk ngữ văn 8
- Bài 5 sgk ngữ văn 8
- Bài 6 sgk ngữ văn 8
- Bài 7 sgk ngữ văn 8
- Bài 8 sgk ngữ văn 8
- Bài 9 sgk ngữ văn 8
- Bài 10 sgk ngữ văn 8
- Bài 11 sgk ngữ văn 8
- Bài 12 sgk ngữ văn 8
- Bài 13 sgk ngữ văn 8
- Bài 14 sgk ngữ văn 8
- Bài 15 sgk ngữ văn 8
- Bài 16 sgk ngữ văn 8
- Bài 17 sgk ngữ văn 8
- Bài 18 sgk ngữ văn 8
- Bài 19 sgk ngữ văn 8
- Bài 20 sgk ngữ văn 8
- Bài 21 sgk ngữ văn 8
- Bài 22 sgk ngữ văn 8
- Bài 23 sgk ngữ văn 8
- Bài 24 sgk ngữ văn 8
- Bài 25 sgk ngữ văn 8
- Bài 26 sgk ngữ văn 8
- Bài 27 sgk ngữ văn 8
- Bài 28 sgk ngữ văn 8
- Bài 29 sgk ngữ văn 8
- Bài 30 sgk ngữ văn 8
- Bài 31 sgk ngữ văn 8
- Bài 32 sgk ngữ văn 8
- Bài 33 sgk ngữ văn 8
- Bài 34 sgk ngữ văn 8
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo