Nói lên những suy nghĩ của em về các tệ nạn như: cờ bạc, tiêm chích ma túy, hoặc tiếp xúc với văn hoá phẩm không lành mạnh
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7 - Văn nghị luận - Ngữ văn 8 tập 2. Đề 3
Đất nước ta đang trên đường phát triển và hội nhập. Xã hội ngày một đổi mới. Nhân dân ta đã và đang làm nên bao thành tựu to lớn về kinh tế, về văn hoá,... rất đáng tự hào.
Nhưng đó đây, ta vẫn thấy “cộm” lên không ít hiện tượng tiêu cực làm hoen ố xã hội như tệ nạn cờ bạc, xì ke ma tuý, sống ăn chơi đua đòi, sống buông thả, tiếp xúc với văn hoá phẩm không lành mạnh,... Có không ít kẻ phạm tội là lứa tuổi vị thành niên, là học sinh trong các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Báo An Ninh từng đăng tải bao chuyên đau lòng. Vì nghiện ma túy mà có đứa con cầm dao giết cha mẹ, có đứa cháu dùng thuốc độc giết ông bà. Vì thua lỗ cờ bạc, nợ nần mà có một số đứa trẻ 14, 15 tuổi tổ chức thành băng cướp, giêt người, cướp của một cách rất dã man. Cầm đầu những nhóm trộm cướp mà nhiều phóng sự đưa tin và lên án là những kẻ cờ bạc, tiêm chích ma tuý.
Đứng trước vành móng ngựa là hình ảnh những phạm nhân với cặp mắt tinh quái, với đầu bù tóc rối, nhuộm đỏ, nhuộm vàng, nhuộm xanh, tai đeo khuyên bạc, ngực, bụng, lưng và chân tay,... xăm đủ hình xanh, đen các quái vật, các dị nhân rất khủng khiếp.
Để có tiền ăn chơi mà nhiều đứa trẻ vị thành niên gây ra bao vụ án mạng rùng rợn. Một số học sinh cá biệt sa vào vòng ăn chơi đua đòi, dây vào văn hóa phẩm không lành mạnh mà chốn học, bỏ học rồi sa ngã, phạm tội. Điện thoại di động “xin” cầm tay đi lại nghênh ngang, túm tụm quán nhậu, quán cà phê... rất "sành điệu" phì phèo thuốc lá “ba số” tuy còn đi học nhưng trốn học kéo nhau đi chơi điện tử, dối cha mẹ lừa thầy cô giáo gây ra nhiều vụ “quậy” rất đáng lên án và chê trách.
Không ít các bậc cha mẹ trở nên bất lực khi có con em ăn chơi trác táng, rượu chè cờ bạc bê tha, tiêm chích ma túy mà bỏ học mà phạm tội.
Mở bất cứ tờ báo hàng ngày nào, báo địa phương cũng như báo trung ương, nhất là các báo Thanh niên, báo Tuổi Trẻ, báo Tiền Phong, báo Pháp luật... độc giả bắt gặp bao chuyện đau lòng, bao hiện tượng tiêu cực mà các phóng viên từng mạnh mẽ lên án.
Hãy nói không với các tệ nạn! Hãy xa lánh các kẻ cờ bạc, tiêm chích ma túy! Hãy tự nghiêm khắc với bản thân mình đừng dây vào các văn hoá phẩm không lành mạnh! Câu tục ngữ: “ dữ, giữ mình ” mà ông bà, cha mẹ vẫn nhắc nhở cháu con là bài học vô cùng sâu sắc.
Tuổi trẻ phải biết tự bảo vệ mình. Hơn bao giờ hết, học sinh phải biết tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân, chăm chỉ học hành để sớm trở thành người con tốt của gia đình, người công dân tốt của đất nước.
Bài đọc thêm
Trích từ báo “Pháp luật và xã hội ” - cơ quan của Sở Tư pháp Hà Nội, số 123 (357) Chủ nhật, ngày 25-10-2009.
1. Vì bị “lộ” bạn trai...
Vụ việc đau lòng xảy ra vào chiều ngày 22-8-2007 tại phường Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội. Nạn nhân là ông Hà Sơn Tùng, 40 tuổi, còn thủ phạm gây ra cái chết của ông chính là con gái ruột tên là Hà Vân Trang, 18 tuổi, vừa tốt nghiệp THPT. Vụ việc tưởng chẳng có gì nghiêm trọng lại gây hậu quả đau lòng.
Chiều hôm đó, khi ông Tùng về nhà gọi cửa, một lúc sau mới thấy cô “quý nữ' ra mở cửa. Vào nhà, ông Tùng phát hiện Nguyễn Minh Hải, 18 tuổi, trú tại Phúc Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội là bạn trai của con gái đang trốn trong tủ quần áo. Ông Tùng bảo Hải ra ngoài, rồi khép cửa phòng để nói chuyện với con gái. Ông Tùng mất bình tĩnh mắng con nhiều về mối quan hệ bạn bè quá giới hạn, giơ tay định đánh con. “Quý nữ” Hà Vân Trang cầm con dao Thái Lan giơ lên và nói: “Nếu ông đánh tôi, tôi sẽ giết chết ông!”. Rồi vụ việc kinh hoàng đã xảy ra.
2. Vì bố không cho tiền
Khoảng 7 giờ, ngày 9 tháng 5 năm 2009, người dân sống quanh khu vực cầu Cong, thành phố Hải Dương phát hiện một phần thi thể người trôi trên sông Sặt. Đến tối cùng ngày, cơ quan công an đã xác định được danh tính nạn nhân là Nghiêm Viết Yên, sinh năm 1958, trú tại số 312, đường Điện Biên Phủ, phường Bình Hàn, thành phố Hải Dương. Cho dù khuôn mặt nạn nhân đã bị hung thủ dùng dao chém nhiều nhát đến mức không thể nhận dạng, cơ thể nạn nhân cũng bị cắt rời thành ba phần. Cuộc truy tìm hung thủ nhanh chóng được tổ chức. Từ những chứng cứ thu thập được tại hiện trường, cơ quan điều tra xác định nghi phạm số 1 của vụ án này chính là con trai của nạn nhân. Và sau hai ngày tập trung điều tra khám phá, tối ngày 12 tháng 5, 2009, Nghiêm Viết Thành, thủ phạm đã bị bắt khi hắn đang lẩn trốn tại một nhà nghỉ ở thành phố Nam Định.
Theo lời khai của Thành tại cơ quan điều tra thì hai năm trở lại đây, Thành nghiện chơi games, học hành sa sút và nợ rất nhiều tiền. Hắn phải giết bố để có tiền ăn chơi.
3. Kẻ côn đồ lĩnh án chung thân
Hắn tên là Trần Quốc Tuấn sinh năm 1971, trú tại Thư Thị, Tân Lập, Yên Mĩ, Hưng Yên. Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, nhưng là con một nên hắn được nuông chiều từ nhỏ, trở nên lêu lổng, chơi bời, ngang ngược. Chưa đầy 20 tuổi hắn đã lấy vợ. Ba đứa con khoẻ mạnh, xinh xắn lần lượt chào đời nhưng cũng không làm cho Tuấn biết tu tỉnh làm ăn. Hắn vẫn sống buông thả! Hắn đánh vợ đập con. Người vợ cả xấu số qua đời khi tuổi còn rất trẻ. Chỉ mấy năm sau, hắn lấy vợ hai, người đàn bà này cũng sinh cho hắn một thằng cu kháu khỉnh, nhưng bất hạnh là cháu bé bị câm, điếc bẩm sinh. Hắn liên tiếp hành hạ vợ, người đàn bà này cũng phải bỏ đi. Tuấn càng lao sâu vào cơn bạo loạn. Hết đánh mẹ, đánh con, hắn quay sang chửi bới, gây sự với người dân trong thôn xóm. Hắn đã có hai tiền sự ngược đãi mẹ, đánh nhau gây rối trật tự công cộng. Ngày 11 tháng 12, 2008, Tuấn lại đánh mẹ dã man. Hắn đã bị chính quyền cấp xã xếp vào đdanh sách những đối tượng cần quản lí giáo dục tại địa phương.
Như một con ngựa bất kham, một kẻ mất hết nhân tính, khoảng 10 giờ 40 phút ngày 23 tháng 4 năm 2009, hắn đã đánh chết người láng giềng Trương Đăng Nhược, 80 tuổi, vì một chuyện không đâu vào đâu, vì “nhà mày xây hố xí, gió bấc thổi vào nhà tao, tao không ngủ được!”. Đứng trước toà, tên côn đồ này bị kết án tù chung thân, nhưng thỉnh thoảng còn cười mỉm. Bà mẹ hắn đau ốm, run run nói trước toà: “Cần xử lí nghiêm Tuấn theo pháp luật để tôi và hàng xóm được sống yên ổn!”
- Bài 1 sgk ngữ văn 8
- Bài 2 sgk ngữ văn 8
- Bài 3 sgk ngữ văn 8
- Bài 4 sgk ngữ văn 8
- Bài 5 sgk ngữ văn 8
- Bài 6 sgk ngữ văn 8
- Bài 7 sgk ngữ văn 8
- Bài 8 sgk ngữ văn 8
- Bài 9 sgk ngữ văn 8
- Bài 10 sgk ngữ văn 8
- Bài 11 sgk ngữ văn 8
- Bài 12 sgk ngữ văn 8
- Bài 13 sgk ngữ văn 8
- Bài 14 sgk ngữ văn 8
- Bài 15 sgk ngữ văn 8
- Bài 16 sgk ngữ văn 8
- Bài 17 sgk ngữ văn 8
- Bài 18 sgk ngữ văn 8
- Bài 19 sgk ngữ văn 8
- Bài 20 sgk ngữ văn 8
- Bài 21 sgk ngữ văn 8
- Bài 22 sgk ngữ văn 8
- Bài 23 sgk ngữ văn 8
- Bài 24 sgk ngữ văn 8
- Bài 25 sgk ngữ văn 8
- Bài 26 sgk ngữ văn 8
- Bài 27 sgk ngữ văn 8
- Bài 28 sgk ngữ văn 8
- Bài 29 sgk ngữ văn 8
- Bài 30 sgk ngữ văn 8
- Bài 31 sgk ngữ văn 8
- Bài 32 sgk ngữ văn 8
- Bài 33 sgk ngữ văn 8
- Bài 34 sgk ngữ văn 8
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo