Từ đồng âm trang 135 SGK Ngữ văn 7

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

THỂ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG ÂM?

Gợi ý trả lời câu hỏi

a) Giải thích nghĩa của từ lồng:

- Câu 1: lồng: hăng lên chạy càn nhảy càn

- Câu 2: lồng: đồ đan bằng tre bằng nứa thường dùng để nhốt chim hay gà.

b) Các từ lồng trên nghĩa khác xa nhau không liên quan gì với nhau.

Ghi nhớ:

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG ÂM

Gợi ý trả lời câu hỏi

1. Nhờ ngữ cảnh mà ta phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong hai câu trên.

2. Câu “Đem cá về kho” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu theo hai nghĩa:

a) Kho với nghĩa hoạt động, một cách chế biến thức ăn.

b) Kho với nghĩa là cái kho (để chứa cá)

Để câu trở thành đơn nghĩa, người viết có thể thêm vào một vài từ

Ví dụ:

a) Đem cá về mà kho. (Kho chỉ có thể hiểu là hoạt động).

b) Đem cá về để nhập kho. (Kho chỉ có thể hiểu là chỗ chứa).

3. Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh khi giao tiếp.

Ghi nhớ:

Trong giao tiếp, phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm. 

Các bài học liên quan
Hình ảnh người chiến sĩ cộng sản trong bài thơ Cảnh khuya.
Phân tích bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh
Cảm nhận về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
Cảm nhận của em về bài thơ “Cảnh khuya”
Phân tích bài thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) - một bài thơ xuân tuyệt tác của Hồ Chí Minh.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 7 mới cập nhật