Làm cho tiếng nói trong sáng, giàu và phát triển
Chúng ta vốn có thói quen tự ti, khẳng định lại một lần nữa sự giàu có của tiếng nói dân tộc, cũng là một điều quan trọng chứ sao.
- Bài học cùng chủ đề:
- Tục ngữ có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim. ” Em hãy chứng minh lời dạy trên
- Tìm điều thú vị trong dân ca
- Ca dao thực sự là tiếng hát về lao động và tiếng hát tâm tình của người dân lao động. Em hãy chứng minh điều đó
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Chỉ một chuyện cây lúa thôi, mà biết bao sáng tạo về ngôn ngữ trong dân gian:
Gió đông là chồng lúa chiêm
Gió bấc là duyên lúa mùa.
Được mùa lúa, úa mùa cau
Được mùa can, đau mùa lúa.
Bởi thế, tôi muốn đồng thời với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, phải giữ gìn sự giàu có, muôn vàn giàu có của nó. Chúng ta vốn có thói quen tự ti, khẳng định lại một lần nữa sự giàu có của tiếng nói dân tộc, cũng là một điều quan trọng chứ sao.
Bây giờ tôi sẽ nói qua vấn đề trong sáng. Quan niệm về sự trong sáng cũng như quan niệm về dân tộc, không phải là một cái gì tuyệt đối cố định. Có sự trong sáng quay lại sau, lấy cha ông làm mẫu mực tuyệt đối, nhưng có sự trong sáng nhìn ra trước, mở đường đi cho con cháu mai sau. Có sự trong sáng dân tộc hẹp hòi, chỉ biết say mê ngắm nhìn dân tộc mình, nhưng có sự trong sáng đặt dân tộc mình là một bộ phận của nhân loại. Có trong sáng động và trong sáng tĩnh, trong sáng giàu và trong sáng nghèo.
So với lời văn cộc lốc của Nguyễn Công Hoan, xô hồ hỗn độn của Nguyên Hồng, phức tạp đến rối rắm của Nguyễn Tuân thời trước Cách mạng thì văn nhà Tự lực có vỏ trong sáng đấy. Nhưng mà sao trong sáng một cách nhẵn nhụi, bánh bao, diêm đúa, trơn tru làm vậy. Đây là hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng của một khu vườn nhàn nhã hơn là cái um tùm sầm uất của một khu rừng! Tôi không bênh vực cho ai lấy cớ mình là “rừng” để mà viết ẩu! Nhưng vấn đề tôi muốn đặt ra là ta sẽ bảo vệ một sự trong sáng nào vậy? Ngày nay, trong văn học ta, bên cạnh cái hiện tượng làm xấu tiếng Việt văn học đi, không phải không có cái khuynh hướng làm đẹp làm đẹp nó một cách đáng sợ. Một bên lấy cớ là để cho thực, cho có tính thời đại, họ đã dung tục hóa thơ ca, làm cho bài thơ không khác lời nói thường, không khác một bản báo cáo là mấy chút. Họ sẵn sàng viết:
Lúa trọng điểm này là tốt nhất
Bài ta đã thảo luận ba lần thâm canh tăng năng suất.
Một bên khác thì lại lấy cớ để cho đẹp, cho dân tộc, nên họ đã thi vị hóa thi ca, làm những bài thơ “nên thơ”, xa rời ngôn ngữ của đời. Trong thơ các hạn này, hoa mận, hoa đào, hoa ban nở để hơn hoa dong riềng hay hoa râm bụt. Họ thích con hải âu, con én và không dám viết con cóc hay con ếnh ương. Bởi thế chúng ta cần định rõ quan điểm trong sáng của chúng ta cho thật chính xác thì mới kết đoàn được mọi người và mở rộng lối đi.
Chúng ta đang ở trong một thời đại mà từ vựng ta, thậm chí cả ngữ pháp ta, chịu nhiều biến động. Một mặt chúng ta giữ gìn sự trong sáng của từ vựng, của ngữ pháp dân tộc, nhưng một mặt chúng ta phải làm giàu thêm cho ta nhiều từ vựng mới, nhiều quy luật mới về ngữ pháp mà thời đại đem đến cho ta.
Không lí gì Nguyễn Du cách đây hơn trăm năm đã có nhừng cách nói:
Đoạn trường sổ rút tên ta
Đoạn trường thơ phải đưa mà trả nhau
Bây giờ ta còn nệ cổ hơn cả Nguyễn Du!
Không có lí gì các dân tộc anh em ở Tây Nguyên viết: Mái nhà dài bằng tiếng ngân của một cái chiêng, hiên trước dài như hơi thở của con ngựa. Thế mà ta vẫn bảo thủ, thủ cựu trong cách nói của mình. Có những cách cày bừa tăng năng suất cho cây trồng. Có những cách dùng chữ, viết văn tăng năng suốt cho ý. Ta phải dùng các cách ấy.
Người Việt Nam dù ở thời đại nào cũng phải nói tiếng Việt Nam theo ngữ pháp Việt Nam. Nhưng người Việt Nam ở thế kỉ XX không viết và nói giống hệt như thế kỉ XVIII, XIX nữa.
Phải bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Nhưng ở đây là ta bảo vệ một cái gì đang sinh sôi, nảy nỡ, chứ không phải bảo vệ cái đã phát triển hết sức và nay đã ổn định rồi.
Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận dọc đường đi của mình những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy, một mặt nó phải giữ gìn bản sắc cố hữu của dân tộc, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì mà thời đại mang lại, và các dân tộc khác đem lại.
(Theo Chê Lan Viên, Suv nghĩ và bình luận. NXB Văn học, Hà Nội, 1997)
dayhoctot.com
- Các thể loại văn tham khảo lớp 7
- Bài 1 sgk ngữ văn 7
- Bài 2 sgk ngữ văn 7
- Bài 3 sgk ngữ văn 7
- Bài 4 sgk ngữ văn 7
- Bài 5 sgk ngữ văn 7
- Bài 6 sgk ngữ văn 7
- Bài 7 sgk ngữ văn 7
- Bài 8 sgk ngữ văn 7
- Bài 9 sgk ngữ văn 7
- Bài 10 sgk ngữ văn 7
- Bài 11 sgk ngữ văn 7
- Bài 12 sgk ngữ văn 7
- Bài 13 sgk ngữ văn 7
- Bài 14 sgk ngữ văn 7
- Bài 15 sgk ngữ văn 7
- Bài 16 sgk ngữ văn 7
- Bài 17 sgk ngữ văn 7
- Bài 18 sgk ngữ văn 7
- Bài 19 sgk ngữ văn 7
- Bài 20 sgk ngữ văn 7
- Bài 21 sgk ngữ văn 7
- Bài 22 sgk ngữ văn 7
- Bài 23 sgk ngữ văn 7
- Bài 24 sgk ngữ văn 7
- Bài 25 sgk ngữ văn 7
- Bài 26 sgk ngữ văn 7
- Bài 27 sgk ngữ văn 7
- Bài 28 sgk ngữ văn 7
- Bài 29 sgk ngữ văn 7
- Bài 30 sgk ngữ văn 7
- Bài 31 sgk ngữ văn 7
- Bài 32 sgk ngữ văn 7
- Bài 33 sgk ngữ văn 7
- Bài 34 sgk ngữ văn 7