Đề số 75: Nhận xét về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học, có ý kiến: Hình thức hay là hình thức sáng tạo, sinh động, phù hợp nhất với nội dung, có sức biểu hiện nội dung hùng hồn nhất...
Mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung (Lê-ô-nít Lê-ô-nốp). Bên cạnh một nội dung sâu sắc, hình thức là một yếu tố quan trọng không thể thiếu làm nên giá trị tác phẩm.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề số 60: Đại thi hào Nguyễn Du đã từng tâm sự: Thôn ca sơ học tang ma ngữ (Học được tiếng nói của người trồng dâu, trồng gai). Hãy minh họa bằng các đoạn trích đã học trong Truyện Kiều.
- Đề số 46: Huy Cận đã viết: Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững... Sống hiên ngang mà nhân ái, chan hoà. Những câu thơ trên có thể gợi cho anh (chị) hiểu thêm điều gì về nội dung của văn học Việt Nam nói chung và văn học trung đại nói riêng?...
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Đề số 75: Nhận xét về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học, có ý kiến: Hình thức hay là hình thức sáng tạo, sinh động, phù hợp nhất với nội dung, có sức biểu hiện nội dung hùng hồn nhất, gây được ấn tượng sâu sắc nhất, Qua việc phân tích vẻ đẹp hình thức của bài thơ "Ánh trăng”, em hãy bày tỏ cách hiểu của em về vấn đề trên?
Bài làm
Mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung (Lê-ô-nít Lê-ô-nốp). Bên cạnh một nội dung sâu sắc, hình thức là một yếu tố quan trọng không thể thiếu làm nên giá trị tác phẩm. Chính vì vậy mà có nhận định: Hình thức hay là hình thức sáng tạo, sinh động, phù hợp nhất với nội dung, có sức biểu hiện nội dung hùng hồn nhất, gây được ấn tượng sâu sắc nhất. Đi vào tìm hiểu bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy) ta sẽ hiểu rõ hơn về nhận định này.
Nội dung và hình thức là hai yếu tố tạo nên một tác phẩm. Nội dung thể hiện ở đề tài, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm ấy còn hình thức thường thể hiện trong kết cấu, trong lời văn nghệ thuật và những biện pháp nghệ thuật. Ở đây, nhận định đưa ra quan niệm về một hình thức hay. Trước hết, đó phải là một hình thức sáng tạo, sinh động. “Sự bình thường là cái chết của nghệ thuật”. Nội dung tác phẩm được lấy từ những khía cạnh khác nhau trong cuộc sống nhưng cũng có khi, cùng một nội dung nhưng mỗi người lại có một cách thể hiện khác nhau và tất nhiên, trong số đó, không phải tác phẩm nào cũng được đón nhận và để lại dấu ấn. Hình thức sáng tạo riêng đóng dấu phong cách của người nghệ sỹ trong sáng tác của họ. Hình thức sáng tạo sẽ tạo ra màu sắc mới cho nội dung, khiến nó vượt lên trên những tác phẩm cùng đề tài. Nhưng dù là sáng tạo, đó cũng phải là một hình thức sinh động tức sáng tạo hoàn toàn mới mẻ nhưng không hề gượng ép, và nhất là phải phù hợp với nội dung tác phẩm. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức là sự thống nhất giữa cái bên ngoài và cái bên trong. Hình thức phù hợp sẽ tôn thêm vẻ đẹp của nội dung và ngược lại. Ý kiến trên đã đặc biệt tập trung nhấn mạnh vào khía cạnh “phù hợp nhất với nội dung, có sức biểu hiện nội dung hùng hồn nhất, gây được ấn tượng sâu sắc nhất” tức đặc biệt nhấn mạnh vào sự hài hòa giữa nội dung và hình thức. Đó chính là mối quan hệ mang tính quyết định về giá trị trong tất cả các tác phẩm văn học.
Hình thức hay với những đặc điểm và yêu cầu như trên vừa là một điều kiện cần vừa là những dấu hiệu để nhận diện một tác phẩm văn học được coi là thành công. Đó cũng chính là những gì ta sẽ bắt gặp trong Ánh trăng.
Nguyễn Duy là một nhà thơ trưởng thành từ trong cuộc kháng chiến, từng trải qua nhiều gian khổ, chứng kiến những hi sinh, mất mát, sống chan hòa với thiên nhiên. Thế hệ này từng lăn lộn nơi chiến trường nhưng ra khỏi chiến tranh, không phải ai cũng còn nhớ đến quá khứ. Bài thơ là cái giật mình về những phút vô tình dễ có ấy, cái giật mình gửi gắm biết bao ý nghĩa triết lý về nhân sinh. Để thể hiện nội dung này, nhà thơ đã sử dụng một hình thức riêng thật độc đáo mang lại cho người đọc những ấn tượng sâu đậm. Ở Ánh trăng, nội dung và hình thức hài hòa với nhau tạo nên một bài thơ ý vị về cuộc sống.
Bài thơ thuộc thể thơ năm chữ, là sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình, kết hợp giữa con đường tái hiện lại một cách khách quan các hiện tượng của cuộc sống với việc phản ánh đời sống qua những ấn tượng cảm xúc chủ quan của mình khiến cho những xúc động trữ tình mang tính hiện tại. Dòng cảm xúc được thể hiện trong nhịp thơ trôi chảy nhẹ nhàng, lối tự sự khi tha thiết, khi trầm lắng, suy tư. Hình thức này đã khiến cho tác phẩm dù suy tư về quá khứ, xúc động trữ tình vẫn xuất hiện như một trạng thái sống động, một quá trình đang diễn ra vậy. Cảm xúc hiện tại xuất hiện cùng sự xuất hiện đột ngột của ánh trăng dẫn người ta trở về với những suy tư về quá khứ và cuối cùng là sự suy nghĩ về tình người và lẽ đời. Nhờ phương thức tự sự, bài thơ mang dáng dấp của một câu chuyện được kể theo trình tự thời gian, dòng cảm xúc men theo dòng tự sự. Nó rất phù hợp với dòng suy tư của tác giả trong suốt cả bài thơ, khiến chất triết lý trở nên thấm thía và sâu sắc hơn. Trong mạch tự sự trữ tình đó, vầng trăng xuất hiện trong những mảng không - thời gian khác nhau.
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Ấy là thời điểm mà con người sống gần gũi với thiên nhiên trong một mối chan hòa giao cảm như tri kỉ. Vầng trăng đi cùng từ suốt tuổi thơ, đi qua những năm tháng chiến tranh. Từ trong khó khăn, nhưng tâm hồn trong sáng, đẹp đẽ vẫn tìm đến nhau để chan hòa, để sẻ chia, ở trong những thời điểm ấy, trăng và tâm hồn con người cổ sự tương đồng: đều đẹp trong sáng, đều mang những tình cảm hồn nhiên, và vầng trăng trở thành vầng trăng tình nghĩa.
Và rồi thời bình, bằng biện pháp đối lập, nhà thơ đã dựng nên một hiện thực xót xa:
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Về thành phố, trước ánh điện và cửa gương, vầng trăng chợt trở nên vô duyên. Ánh sáng hồn nhiên trong trẻo của nó không đủ sức để chiếu sáng với những ánh sáng hào nhoáng của thành phố. Và quan trọng hơn là cũng chính trong những ánh sáng hào nhoáng kia, người ta đã quên mất còn có một vầng trăng nữa, cũng đang chiếu sáng. Trăng trở thành người dưng qua đường. Tất cả sẽ không thay đổi nếu như không có một ngày thành phố mất điện. Lúc mọi ánh sáng nhân tạo không còn, người ta mới giật mình nhận ra ánh trăng. Mặc cho anh đèn điện lấn át, mặc cho người vô tình, trăng vẫn tròn vành vạnh. Ấy là vầng trăng thức tỉnh của thực tại nhưng cũng là vầng trăng đánh thức quá khứ, là vầng trăng của nghĩa tình năm xưa, là trong của suy tư đánh thức những cảm xúc đã trở nên chai lì trong cuộc sống hiện tại. Người vô tình nhưng trăng vẫn luôn là một tâm hồn thủy chung, son sắt.
Nội dung triết lý sâu sắc của bài thơ đã được thể hiện tài tình qua hình ảnh vầng trăng mang tính biểu tượng, nhiều tầng ý nghĩa. Từ đầu đến cuối bài thơ, lúc nào cũng vầng trăng tràn đầy, viên mãn, như tình cảm thủy chung không bao giờ thay đối lập với sự thay đổi của lòng người, của tình đời. Vầng trăng vừa là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình sắt son, không đổi qua thời gian đồng thời cũng là biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị vĩnh hằng trong đời sống. Cái im phăng phắc nhắc nhở người ta nhớ về quá khứ, nhớ về những gì đã qua để biết trân trọng nó, cũng là lời nhắc nhở cho lẽ sống thủy chung của chính mình. Cũng giống như nhan đề, hình tượng ánh trăng và vầng trăng xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm. Nhan đề bài thơ là Ánh trăng nhưng phải đến cuối tác phẩm thì ánh trăng mới xuất hiện. Hình ảnh vầng trăng khẳng định sự tràn đầy, viên mãn của quá khứ, của kỉ niệm, của nghĩa tình không thay đổi. Đến cuối tác phẩm, Ánh trăng xuất hiện gợi cho người ta cảm giác về một sự lan tỏa. Vầng trăng, bản thân như một chứng nhân chứng kiến tất cả những gì đang diễn ra xung quanh tác giả: quên lãng, kỷ niệm, kí ức, bất ngờ, xúc động rưng rưng đến giật mình... còn ánh sáng của nó lại có sức chiếu rọi và lan tỏa sâu sắc. Vầng trăng là của trời, ở trên trời. Ánh trăng chiếu xuống đất, thuộc về đất, bởi vậy nên nó có thể chiếu tận vào trong những góc khuất của tâm hồn con người, có khả năng đánh thức ký ức, tâm hồn họ. Hình ảnh thơ được khoác lên mình tính biểu tượng nên có sức hấp dẫn và sức gợi rất lớn. Bài thơ vì thế mà đậm chất triết lý.
Đọc bài thơ sự phù hợp với nội dung cảm xúc trong bài thơ ta còn bắt gặp một hình thức thể hiện đặc biệt: bài thơ không viết hoa là những chữ đầu dòng. Cũng giống như Đò Lèn, một bài thơ khác của nhà thơ, hình thức trình bày này có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện nội dung tác phẩm. Nó khiến cho cả tác phẩm trở thành một dòng suy nghĩ trở nên liền mạch, liên kết ý tưởng và hình ảnh trong từng khổ cũng như cả bài, lôi cuốn người đọc vào những cảm xúc tương tự. Và khi kết thúc, dòng cảm xúc cũng là lúc kết thúc bài thơ.
Ánh trăng là một bài thơ hay, đậm chất triết lí. Làm nên sự hấp dẫn của bài thơ không chỉ là nội dung sâu sắc mà còn là một hình thức thơ phù hợp và cũng đầy sáng tạo. Việc sử dụng các hình ảnh mang tính biểu tượng, đậm chất triết lý, việc triển khai bài thơ theo hình thức tự sự - trữ tình, việc vật dụng một lối viết thơ mới mẻ, ngôn ngữ thơ gần gũi, giàu tính biểu cảm... đã góp phần làm nên sức hấp dẫn của bài thơ vượt qua những thử thách khắc nghiệt của thời gian.
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo
- Tuần 1 sgk ngữ văn 10
- Tuần 2 sgk ngữ văn 10
- Tuần 3 sgk ngữ văn 10
- Tuần 4 sgk ngữ văn 10
- Tuần 5 sgk ngữ văn 10
- Tuần 6 sgk ngữ văn 10
- Tuần 7 sgk ngữ văn 10
- Tuần 8 sgk ngữ văn 10
- Tuần 9 sgk ngữ văn 10
- Tuần 10 sgk ngữ văn 10
- Tuần 11 sgk ngữ văn 10
- Tuần 12 sgk ngữ văn 10
- Tuần 13 sgk ngữ văn 10
- Tuần 14 sgk ngữ văn 10
- Tuần 15 sgk ngữ văn 10
- Tuần 16 sgk ngữ văn 10
- Tuần 17 sgk ngữ văn 10
- Tuần 18 sgk ngữ văn 10
- Tuần 19 sgk ngữ văn 10
- Tuần 20 sgk ngữ văn 10
- Tuần 21 sgk ngữ văn 10
- Tuần 22 sgk ngữ văn 10
- Tuần 23 sgk ngữ văn 10
- Tuần 24 sgk ngữ văn 10
- Tuần 25 sgk ngữ văn 10
- Tuần 26 sgk ngữ văn 10
- Tuần 27 sgk ngữ văn 10
- Tuần 28 sgk ngữ văn 10
- Tuần 29 sgk ngữ văn 10
- Tuần 30 sgk ngữ văn 10
- Tuần 31 sgk ngữ văn 10
- Tuần 32 sgk ngữ văn 10
- Tuần 33 sgk ngữ văn 10
- Tuần 34 sgk ngữ văn 10
- Tuần 35 sgk ngữ văn 10