Đề số 65: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của anh (chị) về tình bạn của hai thi nhân trong Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Lý Bạch). Liên hệ với tình bạn trong cuộc sống, lao động, học tập của anh (chị)
Tình bạn là một trong những tình cảm cao quý nhất trong cuộc đời con người. Văn chương đã có bao thơ từ ca phú cùng thể hiện chủ đề này. Đọc Bạn đến chơi nhà ,Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến), Nhớ bạn phương trời (Trần Tế Xương), người ta có thể cảm nhận được sự thiêng liêng của tình bạn - tình người trong đó.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề số 64: Anh (chị) hãy tự đặt mình vào vị trí của người đưa tiễn nhìn theo cánh buồm dần xa và dòng sông chảy vào cõi trời để cảm nhận tâm tình của thi nhân trong Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng.
- Đề số 63: Qua những tác phẩm đã học và đọc thêm trong chương trình, anh (chị) hãy nêu vắn tắt những suy nghĩ của mình về số phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ.
- Đề số 62: Cảm nhận của anh (chị) về số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số tác phẩm văn học trung đại đã học: Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm), Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều).
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Bài làm
Tình bạn là một trong những tình cảm cao quý nhất trong cuộc đời con người. Văn chương đã có bao thơ từ ca phú cùng thể hiện chủ đề này. Đọc Bạn đến chơi nhà ,Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến), Nhớ bạn phương trời (Trần Tế Xương), người ta có thể cảm nhận được sự thiêng liêng của tình bạn - tình người trong đó. Với Lý Bạch, những người bạn vong niên như Đỗ Phủ, Mạnh Hạo Nhiên luôn mang đến thi nhân nguồn cảm hứng bất tận để viết nên những áng thơ bất hủ. Trong Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, chúng ta có thể hình dung rõ nét về tình bạn giữa Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên. Lý Bạch mở đầu bài thơ bằng hai chữ cố nhân bạn cũ nhưng chúng ta không nên hiểu bạn cũ là bạn thuở trước, bạn ngày xưa. Chỉ bằng một từ cố nhân, mối quan hệ thân thiết từ lâu giữa Lý Bạch với Mạnh Hạo Nhiên đã được thể hiện một cách đậm nét. Viết hai chữ đó, có lẽ Lý Bạch còn muốn nhấn vào sự chia ly, cách biệt. Con thuyền đưa Mạnh Hạo Nhiên vừa rời không gian - lầu Hoàng Hạc mà sự chia cách dường như đã kéo dài theo thời gian - biến người bạn thân thiết của nhà thơ thành cố nhân từ lúc nào. Từ hai chữ cố nhân, người đọc cũng có thể cảm nhận được âm điệu thiết tha, bồi hồi tự đáy lòng thi nhân. Hạo Nhiên rời Giang Nam đến Quảng Lăng - một nơi phồn hoa đô hội nổi tiếng thời Đường, nhưng điều đó không làm cảm thức chia ly không bật dậy trong tâm hồn Lý Bạch. Đó chính là lý do khiến cái nhìn của ông dõi theo con thuyền chở Hạo Nhiên đến tận chân trời. Tâm hồn Lý Bạch đã định hướng theo cánh buồm cô đơn: Cô phàm viễn ảnh bích không tận, để rồi đến khi bóng buồm mất hút vào trời nước bao la, nhà thơ vẫn còn đứng lặng nhìn theo. Không mang trong mình tình cảm tha thiết với Hạo Nhiên, lẽ nào Lý Bạch có thể viết được những câu thơ hay đến vậy? Dòng Trường Giang trong bài thơ chính là dòng tình cảm của Lý Bạch đối với Mạnh Hạo Nhiên. Đọc những vần thơ như thế, sẽ người không khỏi chạnh lòng bởi họ chưa có được một tình bạn sâu sắc, chân thành. Nhưng cũng không ít người dễ dàng đồng cảm với thi nhân. Trong cuộc sống bộn bề, tìm được cho mình một người bạn tâm đầu ý hợp không phải là điều dễ dàng. Không ít kẻ nhân danh tình bạn đã lợi dụng bạn mình để làm lợi cho bản thân. Thật may mắn vì bên cạnh tôi có rất nhiều những người bạn tốt. Những lúc gặp nhiều khó khăn nhất là trong học tập, trong chuyện tình cảm, bên tôi luôn là các bạn biết đồng cảm, chia sẻ, khuyên nhủ tôi những điều chân thành. Một bài toán khó chúng tôi cùng nhau giải. Một trang báo Hoa học trò, chúng tôi cũng cùng nhau đọc. Và cả những bí mật của thời học trò chúng tôi cũng không ngại ngần chia sẻ cho nhau. Tôi thực sự luôn trân trọng và nâng niu những tình cảm trong sáng, hồn nhiên đó. Những vần thơ, những câu chuyện về tình bạn trong các trang sách sẽ là bệ đỡ để trong trái tim chúng tôi luôn có một góc cho tình bạn.
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo
- Tuần 1 sgk ngữ văn 10
- Tuần 2 sgk ngữ văn 10
- Tuần 3 sgk ngữ văn 10
- Tuần 4 sgk ngữ văn 10
- Tuần 5 sgk ngữ văn 10
- Tuần 6 sgk ngữ văn 10
- Tuần 7 sgk ngữ văn 10
- Tuần 8 sgk ngữ văn 10
- Tuần 9 sgk ngữ văn 10
- Tuần 10 sgk ngữ văn 10
- Tuần 11 sgk ngữ văn 10
- Tuần 12 sgk ngữ văn 10
- Tuần 13 sgk ngữ văn 10
- Tuần 14 sgk ngữ văn 10
- Tuần 15 sgk ngữ văn 10
- Tuần 16 sgk ngữ văn 10
- Tuần 17 sgk ngữ văn 10
- Tuần 18 sgk ngữ văn 10
- Tuần 19 sgk ngữ văn 10
- Tuần 20 sgk ngữ văn 10
- Tuần 21 sgk ngữ văn 10
- Tuần 22 sgk ngữ văn 10
- Tuần 23 sgk ngữ văn 10
- Tuần 24 sgk ngữ văn 10
- Tuần 25 sgk ngữ văn 10
- Tuần 26 sgk ngữ văn 10
- Tuần 27 sgk ngữ văn 10
- Tuần 28 sgk ngữ văn 10
- Tuần 29 sgk ngữ văn 10
- Tuần 30 sgk ngữ văn 10
- Tuần 31 sgk ngữ văn 10
- Tuần 32 sgk ngữ văn 10
- Tuần 33 sgk ngữ văn 10
- Tuần 34 sgk ngữ văn 10
- Tuần 35 sgk ngữ văn 10