Đề số 178: Giới thiệu tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi (1380 - 1442) là đại thi hào dân tộc, người anh hùng cứu quốc thuở “Bình Ngô”, danh nhân văn hóa Đại Việt nói riêng và thế giới nói chung.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề số 177: Viết bài giới thiệu về Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc.
- Đề số 176: Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi.
- Đề số 170: Giả sử anh (chị) tham gia cuộc thảo luận về một cuốn sách được các bạn học sinh quan tâm, chú ý và được phát biểu những ý nghĩ của mình. Hãy ghi lại suy nghĩ của chính anh (chị).
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Bài làm
Nguyễn Trãi (1380 - 1442) là đại thi hào dân tộc, người anh hùng cứu quốc thuở “Bình Ngô”, danh nhân văn hóa Đại Việt nói riêng và thế giới nói chung. Thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi đẹp đẽ, sâu sắc, là biểu tượng cao quý của nền văn hiến Việt Nam. Điều đó được thể hiện trong tập thơ “Quốc âm thi tập”.
Sau cái chết của Nguyễn Trãi, bè lũ gian thần trong triều Lê tiến hành tru di họ tộc nhà Nguyễn Trãi. Thơ văn Nguyễn Trãi cũng bị hủy, không ai dám tàng trữ. Đời Lê Thánh Tông mới có lệnh cho sưu tầm. Nhưng phải đến năm 1868, nhà nghiên cứu Dương Bá Cung mới sưu tầm và lưu giữ thành công. Những tác phẩm của Nguyễn Trãi được truyền lại đến ngày nay là thành quả của lần tìm kiếm này. “Quốc âm thi tập” cũng nằm trong số đó.
“Quốc âm thi tập” là tập thơ Nôm của Nguyễn Trãi, công là tập thơ Nôm cổ nhất, phong phú nhất của Việt Nam còn lại đến nay. Tập thơ gồm 254 bài chia thành 4 mục: Vô đề (ngôn chí, mạn thuật, trần tình, thuật hứng, tự thuật...); Thi lệnh môn; Hoa mộc môn; Cầm thú môn. Phần lớn các bài thơ trong “Quốc âm thi tập” không có nhan đề. Đa phần là thơ tâm sự, tỏ chí hướng, rất khó để biết thời gian sáng tác của từng tác phẩm.
Nội dung của tập thơ hướng đến việc ca tụng thú thanh nhàn, tự hào mình đã “đổi công danh lấy một cần câu”... và cũng để lộ nỗi đau không che giấu là không có cơ hội giúp nước, không gặp người cùng mình thực hiện chí lớn. Ngoài ra, có một số bài làm để tự răn mình, khuyên bảo con cháu trong nhà giữ vững đạo đức, nhân phẩm, theo đúng lời dạy của thánh hiền (Bảo kính cảnh giới). Cũng là một khía cạnh của thơ tâm sự, thơ về thiên nhiên là một mảng nội dung lớn trong “Quốc âm thi tập”. Thơ thiên nhiên của Nguyễn Trãi hợp với thú an nhàn, làm dịu bớt nỗi đau, trở nên nhẹ nhàng, thanh thoát.
Thể thơ trong “Quốc âm thi tập” rất đặc biệt. Có bài thất ngôn bát cú, có bài thất ngôn tứ tuyệt; nhiều bài giữa những câu 7 tiếng xen 1 - 2 câu 6 tiếng. Đó là thể thơ riêng của thế kỉ XV. Nguyễn Trãi dùng nhiều ca dao, tục ngữ, nhiều từ cổ, và có ý thức dùng từ thuần Việt thay từ Hán Việt.
Đặc điểm nổi bật nhất và cũng là thành công lớn nhất về nghệ thuật của tập thơ là đã sử dụng thành công ngôn ngữ tiếng Việt, chữ Nôm. Từ ngữ trong Quốc âm thi tập được tiếp thu từ những thành tựu văn Nôm đời Trần, cải biến từ ngữ liệu Trung Quốc, song chủ yếu là chắt lọc và phát triển từ tiếng nói của nhân dân. Trong tập thơ này, từ thuần Việt chiếm ưu thế hơn so với từ Hán -Việt, từ đơn âm được dùng với số lượt cao, sử dụng hư từ với tỉ lệ cao...Với lượng từ phong phú, có giá trị nghệ thuật, tác giả Quốc âm thi tập không chỉ thành công trong việc diễn tả những trạng huống tình cảm của bản thân mà còn góp phần thúc đẩy ngôn ngữ văn học viết bằng tiếng Việt phát triển. Không chỉ vậy, sáng tác thơ Nôm, Nguyễn Trãi dựa vào thể thơ đường luật song ông chủ trương phát huy cao độ những yếu tố dân tộc về mặt hình thức như cách gieo vần theo gốc dân gian; lối ngắt nhịp câu thơ khiến nhịp ở cuối câu là nhịp chẵn; đưa câu lục vào trong thơ, dùng xen với câu thất ngôn làm cho bài thơ giàu có về tiết điệu. Đó là điều ít gặp trong thơ Đường luật. Có thể xem đây là biểu hiện nỗ lực của Nguyễn Trãi trong hành trình đi tìm một lối thơ dân tộc.
Với những giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật, “Quốc âm thi tập” là tập thơ tiêu biểu trong sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Trãi. Và từ “Quốc âm thi tập”, Nguyễn Trãi đã tự khẳng định mình, như học giả Lê Trí Viễn từng nhận xét: “Nguyễn Trãi là bông hoa đầu mùa tuyệt đẹp của thơ Nôm Việt Nam”.
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo
- Tuần 1 sgk ngữ văn 10
- Tuần 2 sgk ngữ văn 10
- Tuần 3 sgk ngữ văn 10
- Tuần 4 sgk ngữ văn 10
- Tuần 5 sgk ngữ văn 10
- Tuần 6 sgk ngữ văn 10
- Tuần 7 sgk ngữ văn 10
- Tuần 8 sgk ngữ văn 10
- Tuần 9 sgk ngữ văn 10
- Tuần 10 sgk ngữ văn 10
- Tuần 11 sgk ngữ văn 10
- Tuần 12 sgk ngữ văn 10
- Tuần 13 sgk ngữ văn 10
- Tuần 14 sgk ngữ văn 10
- Tuần 15 sgk ngữ văn 10
- Tuần 16 sgk ngữ văn 10
- Tuần 17 sgk ngữ văn 10
- Tuần 18 sgk ngữ văn 10
- Tuần 19 sgk ngữ văn 10
- Tuần 20 sgk ngữ văn 10
- Tuần 21 sgk ngữ văn 10
- Tuần 22 sgk ngữ văn 10
- Tuần 23 sgk ngữ văn 10
- Tuần 24 sgk ngữ văn 10
- Tuần 25 sgk ngữ văn 10
- Tuần 26 sgk ngữ văn 10
- Tuần 27 sgk ngữ văn 10
- Tuần 28 sgk ngữ văn 10
- Tuần 29 sgk ngữ văn 10
- Tuần 30 sgk ngữ văn 10
- Tuần 31 sgk ngữ văn 10
- Tuần 32 sgk ngữ văn 10
- Tuần 33 sgk ngữ văn 10
- Tuần 34 sgk ngữ văn 10
- Tuần 35 sgk ngữ văn 10