Đề số 64: Anh (chị) hãy tự đặt mình vào vị trí của người đưa tiễn nhìn theo cánh buồm dần xa và dòng sông chảy vào cõi trời để cảm nhận tâm tình của thi nhân trong Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
Bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng Lý Bạch viết trong lần đưa tiễn Mạnh Hạo Nhiên tại lầu Hoàng Hạc đã thể hiện sâu sắc tâm tình của thi nhân đối với người bạn của mình.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề số 63: Qua những tác phẩm đã học và đọc thêm trong chương trình, anh (chị) hãy nêu vắn tắt những suy nghĩ của mình về số phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ.
- Đề số 62: Cảm nhận của anh (chị) về số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số tác phẩm văn học trung đại đã học: Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm), Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều).
- Đề số 61: Viết bài ngắn (khoảng 20 câu) nêu cảm nhận về vẻ đẹp của người phụ nữ qua hai tác phẩm Truyện Kiều và Chuyện người con gái Nam xương.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Bài làm
Trong đời sống, tìm được người để kết bạn không khó nhưng giữ cho tình bạn được bền lâu vĩnh cửu thì không phải ai cũng làm được. Lý Bạch là người thật may mắn khi xung quanh ông có rất nhiều tri âm, tri kỉ, và Mạnh Hạo Nhiên là một trong số đó. Bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng Lý Bạch viết trong lần đưa tiễn Mạnh Hạo Nhiên tại lầu Hoàng Hạc đã thể hiện sâu sắc tâm tình của thi nhân đối với người bạn của mình.
Bất cứ sự chia ly nào cũng dậy lên trong lòng người nỗi buồn sầu. Mọi sự chia cách đều khiến lòng người hụt hẫng. Đây cũng là thời điểm mà sự yếu lòng của con người dễ dàng bộc lộ hơn cả. Khi Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều, tưởng chừng như cả rừng phong cùng nhuộm màu biệt ly, cách trở:
Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san
Phải tiễn biệt người bạn của mình, chắc hẳn trong lòng Lý Bạch cùng vời vợi nỗi nhớ thương. Nhưng trong bài thơ, tình cảm đó không hề được thổ lộ, dù cho bằng một con chữ. Mạnh Hạo Nhiên từ biệt Lý Bạch tại lầu Hoàng Hạc trên sông Trường Giang để đi đến Dương Châu. Tiền bạn đến nơi phồn hoa đô hội nhưng Lý Bạch không lấy thế làm khuây khỏa. Sông Trường Giang vốn là huyết mạch giao thông, thương nghiệp của cả vùng Hoa Trung, Hoa Nam. Giữa mùa xuân thanh bình, trên sông hẳn có nhiều thuyền bè ngược xuôi tấp nập. Thế nhưng Lý Bạch lại chỉ thấy một cánh buồm đơn chiếc của cố nhân:
Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.
Phải chăng đôi mắt thi nhân đã bị tấm lòng định hướng? Cả tấm lòng và đôi mắt người ở lại đều dõi theo người ra đi. Người ra đi cô đơn, người đưa tiễn cũng cô đơn nhìn theo một cánh buồm cô đơn. Nỗi cô đơn từ hình ảnh cánh buồm (cô phàm) ngập tràn câu thơ. Bỗng buồn trong đôi mắt người đưa tiễn thể hiện sự dõi theo đến mòn mỏi và sâu đậm hơn,, nó thể hiện nỗi nhớ thương vời vợi trong lòng. Cánh buồm đơn chiếc dần xa, thấp thoáng rồi mất hút, đưa Mạnh Hạo Nhiên rời xa dần Lý Đạch. Để rồi khi không còn nhìn thấy cánh buồm nữa, đôi mắt ấy lại cũng chỉ nhìn thấy duy nhất dải sông nước mênh mông bất tận (duy kiến Trường Giang). Nỗi cô đơn hút theo cánh buồm và khỏa vào không gian xa hút Nỗi buồn trong lòng người cũng biết tận theo dòng nước chảy vào cõi trời đó. Không một chữ nhớ thương những lời thơ lại ngập tràn thương nhớ. Dòng thơ trở thành dòng tình bất tận khôn nguôi. Không có tình cảm sâu sắc, không thực lòng yêu bạn, có lẽ thi nhân không thể viết được những vần thơ cô đọng, súc tích mà đậm sâu tình bằng hữu như thế.
Chỉ tiễn bạn đi đến nơi xa mà Lý Bạch đã buồn nhớ đến vậy, thế nên ta mới thấm thía nỗi đau đớn của Nguyễn Khuyến khi phải vĩnh viễn chia biệt với Dương Khuê:
Làm sao bác vội về ngay,
Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời.
Thế mới biết trong cuộc đời, tình bạn thật đáng trân trọng!
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo
- Tuần 1 sgk ngữ văn 10
- Tuần 2 sgk ngữ văn 10
- Tuần 3 sgk ngữ văn 10
- Tuần 4 sgk ngữ văn 10
- Tuần 5 sgk ngữ văn 10
- Tuần 6 sgk ngữ văn 10
- Tuần 7 sgk ngữ văn 10
- Tuần 8 sgk ngữ văn 10
- Tuần 9 sgk ngữ văn 10
- Tuần 10 sgk ngữ văn 10
- Tuần 11 sgk ngữ văn 10
- Tuần 12 sgk ngữ văn 10
- Tuần 13 sgk ngữ văn 10
- Tuần 14 sgk ngữ văn 10
- Tuần 15 sgk ngữ văn 10
- Tuần 16 sgk ngữ văn 10
- Tuần 17 sgk ngữ văn 10
- Tuần 18 sgk ngữ văn 10
- Tuần 19 sgk ngữ văn 10
- Tuần 20 sgk ngữ văn 10
- Tuần 21 sgk ngữ văn 10
- Tuần 22 sgk ngữ văn 10
- Tuần 23 sgk ngữ văn 10
- Tuần 24 sgk ngữ văn 10
- Tuần 25 sgk ngữ văn 10
- Tuần 26 sgk ngữ văn 10
- Tuần 27 sgk ngữ văn 10
- Tuần 28 sgk ngữ văn 10
- Tuần 29 sgk ngữ văn 10
- Tuần 30 sgk ngữ văn 10
- Tuần 31 sgk ngữ văn 10
- Tuần 32 sgk ngữ văn 10
- Tuần 33 sgk ngữ văn 10
- Tuần 34 sgk ngữ văn 10
- Tuần 35 sgk ngữ văn 10