Đề số 68: Viết đoạn văn trình bày những nét mà anh (chị) cho là đặc sắc của thơ Đường
Thơ Đường là một trong những đỉnh cao của văn học Trung Quốc. Các nét đặc sắc của nó được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề số 67: “Ý tại ngôn ngoại” là một trong những đặc trưng tiêu biểu của thơ Đường. Anh (chị) hãy chứng minh đặc trưng đó qua các bài thơ Đường đã học trong chương trình.
- Đề số 66: Có ý kiến cho rằng: Bài thơ (“Thu hứng”) tuy không miêu tả trực tiếp tình hình xã hội nhưng vẫn có ý nghĩa hiện thực rộng lớn. Nêu ý kiến của anh (chị).
- Đề số 65: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của anh (chị) về tình bạn của hai thi nhân trong Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Lý Bạch). Liên hệ với tình bạn trong cuộc sống, lao động, học tập của anh (chị).
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Bài làm
Thơ Đường là một trong những đỉnh cao của văn học Trung Quốc. Các nét đặc sắc của nó được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Đọc những bài thơ được viết cách đây hàng ngàn năm nhưng chúng ta vẫn có thể hình dung thật rõ hiện thực xã hội đất nước Trung Quốc cũng như tư tưởng, tình cảm các thi nhân gửi gắm trong mỗi vần thơ họ viết. Đó là hiện thực nỗi khổ đau cả về vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã hội phong kiến đang trên bước đường suy thoái. Đó là hiện thực về niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi thống khổ của nhân dân và tiếng nói lên án sự bóc lột tàn nhẫn của giai cấp thống trị. Tất cả những hiện thực ấy đã được biểu hiện bằng nghệ thuật viết điêu luyện. Mỗi bài thơ Đường được viết ra phải tuân thủ niêm luật một cách chặt chẽ, nghiêm ngặt. Nhưng sự gò bó này lại cũng mang đến ưu điểm là cấu trúc nội tại cân đối, âm điệu hài hòa, phù hợp với nhu cầu thể hiện tình cảm nội tâm sâu lắng, trầm tư. Mỗi bài thơ đẹp như một bức họa, êm như một bản nhạc vậy. Ngôn ngữ thơ Đường trong sáng, tinh luyện đến mức giản dị. Và cái độc đáo của mỗi bài thơ lại nằm trong chính sự giản dị ấy. Những vần thơ của Thi tiên Lý Bạch, Thi thánh Đỗ Phủ, của Bạch Cư Dị hay bất cứ thi nhân nào cũng đều thể hiện điều đó. Tuy nhiên, điểm nổi bật hơn cả trong nghệ thuật thơ Đường là tư duy quan hệ. Các nhà thơ thường ít nói hết, nói trực tiếp ý của mình mà chỉ tạo dựng những mối quan hệ để gợi sự liên tưởng. Viết Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Lý Bạch không dùng một chữ nào nói về tình cảm nhớ nhung lưu luyến nhưng chính cái nhìn dõi theo cánh buồm dần khuất vào trời nước bao la đã nói lên bao điều. Ý tại ngôn ngoại chính là nét đặc sắc nổi bật nhất trong mọi nét đặc sắc của thơ Đường. Tất cả những nét đặc sắc ấy hòa quyện với nhau trong mỗi bài thơ, mang lại sức hấp dẫn đặc biệt đối với bạn đọc. Sức hấp dẫn đó đã, đang và chắc chắn sẽ còn mãi trong từng con chữ, từng lời Đường thi.
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo
- Tuần 1 sgk ngữ văn 10
- Tuần 2 sgk ngữ văn 10
- Tuần 3 sgk ngữ văn 10
- Tuần 4 sgk ngữ văn 10
- Tuần 5 sgk ngữ văn 10
- Tuần 6 sgk ngữ văn 10
- Tuần 7 sgk ngữ văn 10
- Tuần 8 sgk ngữ văn 10
- Tuần 9 sgk ngữ văn 10
- Tuần 10 sgk ngữ văn 10
- Tuần 11 sgk ngữ văn 10
- Tuần 12 sgk ngữ văn 10
- Tuần 13 sgk ngữ văn 10
- Tuần 14 sgk ngữ văn 10
- Tuần 15 sgk ngữ văn 10
- Tuần 16 sgk ngữ văn 10
- Tuần 17 sgk ngữ văn 10
- Tuần 18 sgk ngữ văn 10
- Tuần 19 sgk ngữ văn 10
- Tuần 20 sgk ngữ văn 10
- Tuần 21 sgk ngữ văn 10
- Tuần 22 sgk ngữ văn 10
- Tuần 23 sgk ngữ văn 10
- Tuần 24 sgk ngữ văn 10
- Tuần 25 sgk ngữ văn 10
- Tuần 26 sgk ngữ văn 10
- Tuần 27 sgk ngữ văn 10
- Tuần 28 sgk ngữ văn 10
- Tuần 29 sgk ngữ văn 10
- Tuần 30 sgk ngữ văn 10
- Tuần 31 sgk ngữ văn 10
- Tuần 32 sgk ngữ văn 10
- Tuần 33 sgk ngữ văn 10
- Tuần 34 sgk ngữ văn 10
- Tuần 35 sgk ngữ văn 10