Đề số 76: Trong bài Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi có viết: Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ
Trong bài Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi có viết: Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc...
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề số 75: Nhận xét về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học, có ý kiến: Hình thức hay là hình thức sáng tạo, sinh động, phù hợp nhất với nội dung, có sức biểu hiện nội dung hùng hồn nhất....
- Đề số 60: Đại thi hào Nguyễn Du đã từng tâm sự: Thôn ca sơ học tang ma ngữ (Học được tiếng nói của người trồng dâu, trồng gai). Hãy minh họa bằng các đoạn trích đã học trong Truyện Kiều.
- Đề số 46: Huy Cận đã viết: Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững... Sống hiên ngang mà nhân ái, chan hoà. Những câu thơ trên có thể gợi cho anh (chị) hiểu thêm điều gì về nội dung của văn học Việt Nam nói chung và văn học trung đại nói riêng?...
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Đề số 76: Trong bài Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi có viết: Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc… Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên? Từ đó hãy trình bày cảm nhận về một bài thơ mà em yêu thích.
Bài làm
Trong bài Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi có viết: Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc... Đó cũng là những gì ta cảm nhận được khi đọc bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh).
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về một bài thơ hay. Trần Đăng Khoa cho rằng thơ hay là thơ giản dị, xúc động, ám ảnh. Xuân Diệu thì cho rằng đó là bài thơ hay cả phần hồn và phần xác... Nhưng dự định nghĩa theo cách nào thì nhìn chung, một bài thơ hay phải là được viết nên từ tình cảm, cảm xúc, từ tiếng nói trái tim người nghệ sĩ, gây được những xúc động sâu sắc. Đó cũng là một bài thơ để lại cho người đọc những ấn tượng mạnh mẽ về vần điệu, nhạc tính, mang lại cho người đọc những cảm giác mới lạ. Một bài thơ hay là một bài thơ mà hình thức và nội dung hài hòa, tôn thêm cho vẻ đẹp của nhau. Nhưng nói như thế không có nghĩa là có một chuẩn mực hoàn hảo để nhận diện một bài thơ hay và tất cả mọi bài thơ hay đều là những bài thơ hoàn hảo, theo đúng chuẩn mực về tất cả. Có thể là bài thơ hay khi nó khơi gợi được trong lòng người những cảm xúc mãnh liệt, nó là bản hòa âm của nhạc điệu, vần điệu..., khi những điều đó đã vượt lên tất cả để trở thành điểm nổi bật, làm nhòa đi tất cả những gì chưa hoàn hảo. Dù vậy, bỏ qua những nhận định mang tính chủ quan, một bài thơ hay vẫn phải mang giá trị thẩm mĩ được đông đảo độc giả công nhận.
Chính vì mang trong nó những phẩm chất như vậy nên nói như Nguyễn Đình Thi, với những bài thơ hay ấy không bao giờ ta đọc một lần mà bỏ xuống được. Thơ là tiếng nói của cảm xúc. Bài thơ hay sẽ không chỉ nói lên tiếng nổi tình cảm của nhà thơ, của một người mà còn là tiếng nói chung cho tất cả mọi người. Vì vậy, nó có Bức lôi cuốn người đọc mạnh mẽ, khiến cho họ cùng hòa chung cảm xúc, vui với niềm vui của thi sĩ và buồn với nỗi buồn của họ. Cảm xúc khi đã có sự hòa điệu sẽ tạo nên sức hút mãnh liệt, giữ bài thơ ở lại. Nhưng khi Nguyễn Đình Thi nói tất cả tâm hồn chúng ta đọc... có nghĩa là ông đang muốn nhấn mạnh đến sự giao hòa cảm xúc mang tính tuyệt đối giữa người sáng tạo và độc giả. Việc đọc bằng trí tuệ là cái đọc để hiểu và chưa chắc đã để lại những ấn tượng sâu đậm nhưng khi đọc bằng cả tâm hồn, đó phải là một cái đọc có sức cuốn hút và để lại những ấn tượng không dễ nhạt phai.
Như vậy, có thể nói, bằng cách diễn giải rất cụ thể, Nguyễn Đình Thi đã mang đến cho người cho người đọc thêm một cách hiểu về thơ hay. Tại sao những bài thơ như vậy lại có sức cuốn hút đến mức phải khiến cho người ta phải đọc bằng cả tâm hồn của mình? Bạn hãy thử cùng tôi đọc Sang thu của Hữu Thỉnh để trải nghiệm cho những cảm xúc đó.
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Xưa nay, mùa thu vẫn luôn là mùa nhạy cảm nhất trong năm, vì thế mà mang lại cho thi nhân nhiều , cảm xúc. Mùa thu đẹp, mùa thu mơ màng, và có những khoảnh khắc, mùa thu cũng thật lạ. Ấy là khi mùa như cô thiếu nữ, rụt rè nhón chân bước vào vườn trần. Ngay từ đầu, bài thơ đã khiến người đọc cảm thấy bị thu hút bởi từ chính những cảm xúc rất thực của nhà thơ. Trong cái mơ hồ phảng phất gió thu và lá thu đang ngả màu, là hương ổi chứ không phải bất cứ một thứ mùi nào khác bởi giữa trời đất mênh mang, giữa cái khoảnh khắc giao mùa kỳ lạ thì điều khiến cho tâm hồn tôi phải lay động phải giật mình để nhận ra đó chính là hương ổi. (...) Hương ổi tự nó xộc thẳng vào những miền thơ ấu thân thiết trong tâm hồn chúng ta... (Hữu Thỉnh). Nhà thơ đã khiến cho người đọc như cùng đang chìm ngập trong màu sắc và mùi vị của mùa thu, để những ai chưa từng nhận ra rằng mùa thu có thể đến trong hương ổi giờ đây cũng có thể như đang ngửi thấy mùi hương ngọt ngào ấy. Mùa thu đến trong sự mơ hồ, “cảm” nhiều hơn “nhận”. Mặc dù nhà thơ nói rằng: Bỗng nhận ra hương ổi nhưng thực ra đó là cái “nhận” có xuất xứ từ “cảm”, cảm được sự chuyển động của hương sắc: Phả vào trong gió se. Hương ổi ngào ngạt đến mức có thể phả vào trong gió se như có thể đưa tay mà nắm bắt lấy, trong cái gió rất đặc trưng của mùa thu, se lạnh. Ta chợt băn khoăn: Hương ổi nồng nàn đến vậy mà sao giờ thi nhân mới giật mình nhận ra? Phải chăng con người đã quá vô tình mà không cảm nhận được bước đi của thời gian? Nhưng nếu đã vô tình thì không thể cảm nhận một cách tinh tế đến vậy. Có lẽ nên đi tìm câu trả lời trong cái bất ngờ về dấu hiệu của mùa thu. Sau những năm chiến tranh, không được hưởng những mùa thu trọn vẹn, khi bước vào mùa thu hòa bình đầu tiên, người ta bỗng trở nên bất ngờ, sửng sốt trước tất cả những gì thuộc về mùa thu. Và công có lẽ bởi, xưa nay người ta đã quen nhìn thấy mùa thu đến trong hương cốm, trong lá vàng, trong cúc nở... Giờ đây, phát hiện rằng mùa thu cũng có thể đến trong hương ổi nồng nàn nên cảm xúc bất ngờ, sung sướng bật lên thành một tiếng reo ngỡ ngàng, thích thú. Thu đã nhẹ nhàng bước những bước di đầu tiên vào trong cảnh vật, vào trong lòng người trong những vần thơ đầy ngỡ ngàng, nó khiến người ta không thi không tiếp tục dõi theo những bước chân ấy để cảm nhận mùa thu.
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Giật mình trước hương ổi, thi nhân ngỡ ngàng nhìn ra xung quanh. Thu đã đến thật rồi! Đến không hề báo trước để người ta phải giật mình thích thú. Sương chùng chình qua ngõ, nửa như muốn đi, nửa lại như muốn dùng dằng ở lại. Khí thu đã lan tràn khắp không gian và sương trở thành một sinh thể có hồn, cũng mang trong mình cái lưu luyến tạo vật. Rõ ràng là Hữu Thỉnh đang nhẹ nhàng dẫn dắt người đọc đến với từng đường nét của mùa thu nhưng hai từ hình như làm cho tất cả, những gì cảm nhận trước đó đột nhiên trở nên mơ hồ. Là hương ổi của mùa thu đấy, là gió se của mùa thu đấy, là sương chùng chình của mùa thu ấy nhưng có lẽ nhà thơ đang quá vui mừng, quá sững sờ trước những cảm nhận mới mẻ, khác lạ, đặc biệt của mùa thu mà vẫn còn chưa dám tin rằng: Sang thu. Điều kỳ lạ thú vị là đến đây người đọc cũng đột nhiên mang trong mình thứ cảm giác mơ hồ đáng yêu như vậy.
Và sang thu! Sự vật trong khoảnh khắc giao mùa ấy cũng mang một nét duyên riêng thật lạ.
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Mùa thu, dòng sông cho để hợp với không khí của những buổi chiều thu mà dường như trở nên nhẹ nhàng, êm dịu hơn. Sông như biến thành một con người có tâm hồn nhạy cảm, cảm nhận được khí thu đang bao trùm lên vạn vật mà tự cho mình được lúc dềnh dàng, nán lại chưa muốn chảy, để được tự mình chứng kiến những bước chân nhẹ nhàng của thu sang. Và cánh chim, không phải là vội vã mà là bắt đầu vội vã. Nếu như vội vã thì đã là bước sang hẳn mùa thu, chuẩn bị bước sang mùa đông, đàn chim đang chuẩn bị bay về phương Nam ấm áp tránh rét. Còn ở đây, mới là sang thu nên sự vội vã mới chỉ bắt đầu. Thiên nhiên vẫn luôn là những sự vật nhạy cảm nhất với khoảnh khắc giao mùa. Và nhà thơ đã nắm bắt được cái khoảnh khắc vội vã ấy của cánh chim và cảm nhận mùa thu đến từ chính trong cái vội vã ấy.
Mùa hạ chuyển giao cây “quyền trượng” cho mùa thu nhưng vẫn không quên để lại một chút dấu ấn của mình:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Hữu Thỉnh nói rằng: Khi tôi viết bài thơ này tôi đã liên tưởng đến những đám mây mùa hạ. Đó là những đám mây tràn trọn vẹn vào mùa thu. Mặc dù cũng theo nhà thơ, đằng sau hình ảnh ấy còn ẩn chứa biết bao ý tưởng về khát khao, ước vọng của tuổi trẻ, của con người trong cuộc đời nhưng không thể phủ nhận rằng nó vẫn tạo ra một nét vẽ thật đẹp cho bức tranh cảnh vật. Cái tư thế vắt nửa mình như có gì lưu luyến. Nó đã giao hòa ở trong một khoảnh khắc thời điểm giữa mùa hạ sang mùa thu, thời điểm mà không phải ai cũng có thể cảm và thể hiện ra được.
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Cảm nhận qua một tâm hồn tinh tế, khoảnh khắc giao mùa bỗng dừng lại thật chậm trong những đường nét. Đâu chỉ có đám mây mùa hạ còn lưu luyến mà vắt nửa mình sang thu, đó còn là nắng. Còn bao nhiêu nắng bởi hạ vẫn còn lưu luyến với trời đất trước khi chuyển giao sang mùa thu. Nhưng rồi mùa thu cũng vẫn đến để mọi thứ dần thay đổi: vơi dần cơn mưa, sấm bớt bất ngờ, ngay cả hàng cây cũng trở nên đứng tuổi... Đến đây, ta lại bắt gặp những phát hiện hết sức tinh tế của Hữu Thỉnh. Dấu hiệu của mùa thu được cảm nhận ở từng chi tiết, ngay cả sự thay đổi của sắc lá hàng cây. Đứng tuổi bởi hàng cây đã vượt qua cái xanh tươi, mơn mởn của mùa xuân, mùa hạ, giờ đây đang thay đổi tấm áo mà mình đang mặc để trở thành đứng tuổi...
Bài thơ kết thúc những khoảnh khắc sang thu đã ngập tràn khắp không gian, tràn vào lòng người và để lại trong lòng họ những ấn tượng sâu sắc và cũng rất riêng. Người đọc như dõi theo từng bước chân của mùa thu, hòa mình vào trong hương ổi, trong cái chùng chình của sương, cái dềnh dàng của sông, cái vội vã của thu, cái mềm mại của dải mây mùa hạ vắt sang thu... Không chỉ là đọc, đó còn là sự căng mở của tất cả các giác quan theo bước chân của mùa thu, đón nhận mùa thu với tất cả sự ngỡ ngàng, hào hứng, vui thích. Có thể nói bài thơ không chỉ lôi cuốn người đọc mà nó còn khiến cho người ta hòa mình vào trong cảm xúc ấy một cách trọn vẹn.
Sang thu không chỉ báo cho người đọc biết thu đã trở trong cảnh sắc thiên nhiên mà còn ngay trong cuộc sống con người, trong tâm hồn tôi và chắc với rất nhiều người yêu thu... “Có đám mây mùa hạ / Vắt nửa mình sang thu” (Hữu Thỉnh). Bài thơ đã khiến cho người ta không thể chỉ dừng lại ở nó một lần. Và chắc chắn rằng, với cả những ai không có cơ hội đọc lại có lần thứ hai thì những ấn tượng cũng sẽ mãi ấn tượng về một khoảnh khắc mơ màng: sang thu.
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo
- Tuần 1 sgk ngữ văn 10
- Tuần 2 sgk ngữ văn 10
- Tuần 3 sgk ngữ văn 10
- Tuần 4 sgk ngữ văn 10
- Tuần 5 sgk ngữ văn 10
- Tuần 6 sgk ngữ văn 10
- Tuần 7 sgk ngữ văn 10
- Tuần 8 sgk ngữ văn 10
- Tuần 9 sgk ngữ văn 10
- Tuần 10 sgk ngữ văn 10
- Tuần 11 sgk ngữ văn 10
- Tuần 12 sgk ngữ văn 10
- Tuần 13 sgk ngữ văn 10
- Tuần 14 sgk ngữ văn 10
- Tuần 15 sgk ngữ văn 10
- Tuần 16 sgk ngữ văn 10
- Tuần 17 sgk ngữ văn 10
- Tuần 18 sgk ngữ văn 10
- Tuần 19 sgk ngữ văn 10
- Tuần 20 sgk ngữ văn 10
- Tuần 21 sgk ngữ văn 10
- Tuần 22 sgk ngữ văn 10
- Tuần 23 sgk ngữ văn 10
- Tuần 24 sgk ngữ văn 10
- Tuần 25 sgk ngữ văn 10
- Tuần 26 sgk ngữ văn 10
- Tuần 27 sgk ngữ văn 10
- Tuần 28 sgk ngữ văn 10
- Tuần 29 sgk ngữ văn 10
- Tuần 30 sgk ngữ văn 10
- Tuần 31 sgk ngữ văn 10
- Tuần 32 sgk ngữ văn 10
- Tuần 33 sgk ngữ văn 10
- Tuần 34 sgk ngữ văn 10
- Tuần 35 sgk ngữ văn 10