Cách bước soạn giáo án

Dạy học tốt xin gửi tới các bạn nội dung Cách bước soạn giáo án và file đính kèm để các bạn tiện tải về sử dụng. Chúc các bạn có được những thông tin như mong muốn của mình. Nào hãy cùng xem nội dung ngay bên dưới nhé.

7 bước soạn giáo án

Theo quan điểm công nghệ, quá trình dạy học gồm hai giai đoạn cơ bản là thiết kế và thi công, trong đó giai đoạn thiết kế có tác dụng định hướng cho thi công. Thiết kế bài dạy - Soạn giáo án là khâu đầu tiên có tính quyết định thành công của quá trình dạy học. Soạn bài cách hợp lý sẽ làm cho tiết học có hiệu quả hơn.

Phần I: CĂN CỨ KHI SOẠN GIÁO ÁN

•Phân phối chương chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng, sách giáo viên và tài liệu tham khảo.

•Điều kiện cơ sở vật chất: lớp học, phòng máy, trang thiết bị dạy học.

•Đặc điểm nội dung bài học, tiết học

•Trình độ tiếp thu của học sinh

Phần II: CÁC BƯỚC QUAN TRỌNG KHI SOẠN GIÁO ÁN

•Xác định mục tiêu: kiến thức, kỹ năng, thái độ (dựa vào chuẩn của Bộ GD, đúng trọng tâm, tránh đi sai hướng, không rơi vào quá tải nội dung)

•Xác định phương pháp chủ đạo (tùy theo từng hoàn cảnh, cơ sở vật chất của địa phương, tùy theo khả năng của học sinh, tùy vào nội dung của tiết học)

•Trình bày từng hoạt động cụ thể (các hoạt động được xây dựng dựa trên mục tiêu của bài học, kết thúc các hoạt động là dần đi đến mục tiêu)

Phần III: CÁC BƯỚC CỤ THỂ KHI SOẠN GIÁO ÁN

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học

•Sau khi kết thúc bài học, tiết học; học sinh đạt được điều gì về: kiến thức, kỹ năng, thái độ.

•Căn cứ vào chuẩn kiến thức để xác định các mức độ (biết, hiểu, vận dụng) cụ thể của bài học (đặc biệt là chuẩn kiến thức, kỹ năng, SGK, SGV…).

Bước 2: Xác định phương pháp chủ đạo

•Định hướng Phương pháp chính được áp dụng trong bài dạy.

•Ngoài phương pháp chính thì đối với từng hoạt động cụ thể của bài học chúng ta có thể đưa ra các phương pháp khác cho phù hợp với đặc thù.

•Để xác định đúng phương pháp để áp dụng thì chúng ta cần phải căn cứ vào:

•Điều kiện cơ sở vật chất: lớp học, phòng máy, trang thiết bị dạy học.

•Đặc điểm nội dung bài học, tiết học

•Trình độ tiếp thu của học sinh

Bước 3: Chuẩn bị thiết bị dạy - học

•Chuẩn bị cho giáo viên: Máy tính, máy in, máy chiếu, phần mềm, tranh ảnh, sơ đồ, phiếu học tập,...

•Chuẩn bị cho học sinh: tài liệu, sưu tầm và nghiên cứu trước tài liệu, ...

Bước 4: Tiến trình Các hoạt động dạy học

•Phân biệt được hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh trong từng hoạt động một cách chi tiết cụ thể.

•Không nên tạo ra nhiều hoạt động trong một tiết học, định hướng mục tiêu cho từng hoạt động.

•Định hướng phân bổ thời lượng cho mỗi hoạt động hợp lý

Bước 5: Tổng kết cuối bài: củng cố, giao nhiệm vụ, đánh giá, ..

•Tóm tắt, nhấn mạnh các điểm chính của bài học.

•Có thể dùng phiếu đánh giá cuối bài thay cho tổng kết.

•Giao nhiệm vụ hoặc bài tập cho học sinh về nhà thực hiện.

•Giới thiệu tài liệu hoặc các hình thức tham khảo cần thiết khác.

•Đánh giá, nhận xét tiết học nhằm có được thông tin phản hồi để kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy.

Tải ngay

Đề thi mới cập nhật