Soạn bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí - Ngắn gọn nhất

Soạn văn lớp 9 tập 2 ngắn gọn bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Câu 1: Văn bản Tri thức là sức mạnh bàn về giá trị của tri thức và vai trò của những người trí thức.

Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

I. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

Câu 1: Văn bản Tri thức là sức mạnh bàn về giá trị của tri thức và vai trò của những người trí thức.

Câu 2: Văn bản có thể chia làm 3 phần:

- Phần 1: từ đầu đến “tư tưởng ấy” – Mở bài, giới thiệu vấn đề.

- Phần 2: tiếp theo đến “xuất khẩu gạo trên thế giới” – Thân bài, nêu lên sức mạnh của tri thức nói chung và tri thức với cách mạng.

- Phần 3: còn lại – Kết bài, khái quát về tri thức với nước ta.

Câu 3: Các câu văn mang luận điểm chính của bải:

- Tri thức là sức mạnh .

- Ai có tri thức thì người ấy có sức mạnh .

- Tri thức đúng là sức mạnh. 

- …người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi.

- Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng.

- …cần phải có biết bao nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực!

Câu 4: Bài văn chủ yếu sử dụng phép lập luận chứng minh và phân tích. 

Câu 5: Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí khác bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ở chỗ :

- Nghị luận vấn đề tư tưởng, đạo lí là dúng phép lập luận giải thích, chứng minh, bình luận để làm sáng tỏ vấn đề tư tưởng đạo lí quan trọng đối với đời sống con người.

- Còn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là từ sự việc, hiện tượng, lập luận, khái quát và nêu lên những vấn đề tư tưởng, đạo lí đời sống.

II. Luyện tập: 

- Văn bản Thời gian là vàng thuộc loại văn bản nghị luận về tư tưởng, đạo lí.

- Văn bản bàn về giá trị của thời gian: Thời gian vô cùng quý báu, nó được tính như vàng, một kim loại quý và hiếm.

- Các luận điểm chính:

+ Thời gian là sự sống.

+ Thời gian là thắng lời.

+ Thời gian là tiền.

+ Thời gian là tri thức.

- Mỗi luận điểm được chứng minh bằng dẫn chứng cụ thể.

- Phép lập luận chủ yếu của văn bản là phân tích và chứng minh. 

Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ

Các bài học liên quan
Soạn bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten (bài 1)
Hãy nêu cảm nhận của em về bài Chó sói và cừu  trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 9 mới cập nhật