Soạn bài Biên bản trang 123 SGK Văn 9

b) Biên bản cần bảo đảm tính chính xác, trung thực, đầy đủ về nội dung, ngắn gọn, rõ ràng về hình thức.

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA BIÊN BẢN

Đọc các văn bản đã cho và trả lời câu hỏi.

a)  Biên bản ghi lại những sự việc đang hoặc vừa mới xảy ra. ở đây, biên bản 1 ghi lại diễn biến cuộc họp sinh hoạt chi đội tuần 6, biên bản 2 ghi lại buổi công an trả phương tiện giao thông cho chủ sở hữu.

b)  Biên bản cần bảo đảm tính chính xác, trung thực, đầy đủ về nội dung, ngắn gọn, rõ ràng về hình thức.

c)  Văn bản 1 là biên bản hội nghị. Văn bản 2 là biên bản sự vụ. Học sinh tự kể tên một số loại biên bản mà các em thường gặp trong thực tế.

II. CÁCH VIẾT BIÊN BẢN

1. Phần đầu của biên bản gồm quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan quản lí, tên biên bản, địa điểm, thời gian xảy ra sự việc, thành phần tham dự và chức trách từng người

Tên biên bản được viết chữ to và ở chính giữa trang giấy.

2. + Phần chính của biên bản hội nghị gồm các mục ghi lại diễn biến của

hội nghị.

+ Biên bản sự vụ ghi rõ sự việc xảy ra thế nào? Hai bên xử lí với sự việc đó ra sao?...

+ Các mục này được ghi ngắn gọn, rõ ý, đơn nghĩa, không làm cho người đọc hiểu thành các loại nghĩa khác.

3. Phần kết thúc văn bản cần có chữ kí của các thàrih viên.. và mục ghi chú ghi cả văn bản kèm theo.

4. Lời văn biên bản cần ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, đơn nghĩa.

III. LUYỆN TẬP

1. Những tình huống cần viết biên bản.

a) Diễn biến và kết quả của Đại hội Chi đội (cảc Chi đoàn) Một vụ tai nạn giao thông,

a)  Nghiệm thu phòng thí nghiệm.

Các bài học liên quan
Thư (điện) gửi đến Chính phủ và Nhân dân đất nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam vừa chịu thiệt hại về người và tài sản từ trận động đất lớn

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 9 mới cập nhật