Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật.(bài 1)
Bài thơ về tiểu đội xe không kính là bài thơ hay và độc đáo. Phát hiện được đề tài, nhà thơ đã khai thác mọi khía cạnh bất ngờ và thú vị. Giọng điệu thay đổi thích hợp, nhịp điệu luôn luôn biến hóa. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe vì miền Nam phía trước được khắc họa đậm nét, sinh động, nổi bật được cốt cách của những người anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Bài học cùng chủ đề:
- Phân tích 4 khổ thơ đầu trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật
- Đọc “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính" rồi trả lời các câu hỏi sau
- Phân tích tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, những chiến sĩ lái xe trên đường Tnrờng Sơn đã đi vào văn học với tư cách là những anh hùng. Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật là một trong những bài thơ hay viết về những chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn.
Mở đầu bài thơ đã thấy cái dữ dội của chiến tranh và nổi bật tư thế của người chiến sĩ lái xe:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Phạm Tiến Duật thuộc vào loại những nhà thơ thích đùa. Giọng điệu tưng tửng “Không có kính không phải vì..." như nhà thơ được truyền tinh thần lạc quan của các chiến sĩ lái xe trước sự ác liệt của chiến tranh. Bằng giọng điệu bông đùa, nhà thơ giải thích lí do “xe không có kính":
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.
Đối lập với hình ảnh dữ dội của chiến tranh là thái độ "ung dung” của người chiến sĩ lái xe. Hình ảnh “ung dung” được đảo ngược càng nhấn mạnh tư thế của người lái xe. Và nhà thơ đã dẫn đến phát hiện bất ngờ:
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Phát hiện nhỏ cũng gây ấn tượng, ấn tượng về nỗi gian khổ của người lính lái xe ra trận “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng” , ấn tượng về tình yêu đất nước của người chiến sĩ lái xe “Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim”, ấn tượng về tinh thần lãng mạn của họ:
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.
Những hình ảnh “như sa", "như ùa" diễn tả sự vận động gấp gáp của đoàn xe ra trận.
Tác giả lại thay đổi nhịp điệu, từ câu thơ nhịp 2/2/2 (Nhìn đất/nhìn trời/nhìn thẳng), nhịp 2/2/3 (Như sa/như ùa/ vào buồng lái) đến câu thơ 3/1/3 (Không có kính/ừ/thì có bụi). Và từng cặp đối lập vừa diễn tả nỗi gian khổ của người lính vừa diễn tả niềm lạc quan của họ:
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già.
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha!
Cái hay ờ đây là tác giả đã miêu tả được nét đặc trưng về nỗi gian khổ của người lính lái xe “không có kính”. Câu thơ “Bụi phun tóc trắng như người già" gợi nhớ câu thơ của Quang Dũng “ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc". Thật đúng là một sợi tóc cũng làm ta kinh ngạc về hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.
Hai cặp đối lập này, tác giả vẫn tiếp tục phát hiện nỗi gian khổ của người lính lái xe không có kính và cốt cách của họ:
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi!
Những hình ảnh '"Bụi phun tóc trắng như người già” hay “Mưu tuôn, mưa xối như ngoài trờỉ' gợi lên tình thương đối với những người chiến sĩ lái xe ra mặt trận. Câu thơ Phạm Tiến Duật chẳng những hay về hình ảnh mà còn hay về âm điệu. Những thanh trắc (có kính, ướt áo, xối, lái...) phô diễn được cái nghiệt ngã của người lái xe trên đoạn đường chiến tranh. Những thanh bằng, đặc biệt là câu kết của đoạn thơ gần như toàn thanh bằng êm ru một phút yên ả trong tâm hồn người lái xe:
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
Tình đồng đội của người lái xe cũng được Phạm Tiến Duật phát hiện những nét riêng. Họ tập hợp lại “từ trong bom rơi", họ gặp bè bạn "Bắt tay qua cửa kính vỡ rồỉ' (Thương nhau tay nắm lấy bàn tay - Chính Hữu), họ nấu ăn bằng bếp Hoàng Cầm (bếp gần như không có khói vì khói là tai họa đối với người lái xe Trường Sơn). Họ nghỉ ngơi bằng “ Võng mắc chông chênh đường xe chạy” và cũng không thiếu những phút thanh bình:
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Tác giả phát hiện tất cả mọi khía cạnh của cái không (xe không có kính) để dẫn đến một cái có (có một trái tim) thế là chủ đề sâu sắc của bài thơ được phát triển trọn vẹn:
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Tác giả lại thay đổi giọng điệu, lời nói “tưng tửng” trong những khổ thơ đầu đã nhường cho lối nói nghiêm trang đượm vẻ thiêng liêng:
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Hình ảnh "’miền Nam phía trước” vừa nói lên được nhiệm vụ nặng nề là tiếp viện cho chiến trường miền Nam của "tiểu đội xe không kính" vừa gợi lên tình cảm thiêng liêng của người chiến sĩ lái xe đối với miền Nam ruột thịt. Và tứ thơ cuối cùng chỉ cần trong xe có một trái tim đã cân bằng lại tất cả những gian khổ, những tàn phá của chiến tranh. Sức mạnh của tình yêu nước đã chiến thắng kẻ thù hung bạo.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính là bài thơ hay và độc đáo. Phát hiện được đề tài, nhà thơ đã khai thác mọi khía cạnh bất ngờ và thú vị. Giọng điệu thay đổi thích hợp, nhịp điệu luôn luôn biến hóa. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe “Vì miền Nam phía trước" được khắc họa đậm nét, sinh động, nổi bật được cốt cách của những người anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Trích: dayhoctot.com
- Bài 1 sgk ngữ văn 9
- Bài 2 sgk ngữ văn 9
- Bài 3 sgk ngữ văn 9
- Bài 4 sgk ngữ văn 9
- Bài 5 sgk ngữ văn 9
- Bài 6 sgk ngữ văn 9
- Bài 7 sgk ngữ văn 9
- Bài 8 sgk ngữ văn 9
- Bài 9 sgk ngữ văn 9
- Bài 10 sgk ngữ văn 9
- Bài 11 sgk ngữ văn 9
- Bài 12 sgk ngữ văn 9
- Bài 13 sgk ngữ văn 9
- Bài 14 sgk ngữ văn 9
- Bài 15 sgk ngữ văn 9
- Bài 16 sgk ngữ văn 9
- Bài 17 sgk ngữ văn 9
- Bài 18 sgk ngữ văn 9
- Bài 19 sgk ngữ văn 9
- Bài 20 sgk ngữ văn 9
- Bài 21 sgk ngữ văn 9
- Bài 22 sgk ngữ văn 9
- Bài 23 sgk ngữ văn 9
- Bài 24 sgk ngữ văn 9
- Bài 25 sgk ngữ văn 9
- Bài 26 sgk ngữ văn 9
- Bài 27 sgk ngữ văn 9
- Bài 28 sgk ngữ văn 9
- Bài 29 sgk ngữ văn 9
- Bài 30 sgk ngữ văn 9
- Bài 31 sgk ngữ văn 9
- Bài 32 sgk ngữ văn 9
- Bài 33 sgk ngữ văn 9
- Bài 34 sgk ngữ văn 9
- Các thể loại văn tham khảo lớp 9