Luyện tập Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) trang 158 SGK Văn 9
5. Cách đặt tên trong đoạn trích là dùng từ ngữ sẵn có nhưng mang nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên.
1. Điểm khác biệt đáng chú ý giữa hai dị bản là gật đầu trong dị bản thứ nhất và gật gù trong dị bản thứ hai. Gật đầu: cuối đầu xuống rồi ngẩng lên ngay, thường để chao hỏi hay tỏ sự đồng ý, còn gật gù: gật nhẹ và nhiều lần, biếu thị thái độ đồng tình, tán thưởng. Như vậy, từ gật gù thể hiện thích hợp hơn. Ý nghĩa cần biểu đạt: tuy món ăn rất đạm bạc nhưng đôi vợ chồng ngheo rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống.
2. Người vợ không hiểu ý nghĩa của cách nói chỉ có một chân sút. Cách nói này có nghĩa là chỉ thuận có một chân, chỉ một chân có thể sút mạnh và chính xác.
3. Những từ được dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay. Những từ được dùng theo nghĩa chuyên: vai (hoán dụ), đầu (ẩn dụ).
4. Vận dụng kiến thức từ vựng đã học để phân tích nét nổi bật của việc dùng từ trong bài thơ.
Các từ (áo) đỏ y (cây) xanh, (ánh) hồng\ ánh (hồng), lửa, cháy, tro tạo thành trường từ vựng: trường từ vựng chỉ màu sắc và trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có quan hệ liên tưởng với lửa. Các từ thuộc hai trường từ vựng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau. Màu áo của cô gái thắp lên trong mắt chàng- trai (và bao người khác). Ngọn lửa đó lan tỏa trong con người anh làm anh say đắm, ngất ngây (cháy thành tro) và lan ra cả không gian, làm không gian cũng biến màu(cây xanh như củng ánh theo hồng).
Ngoài việc dùng các từ cùng trường từ vựng, bài thơ còn dùng những cặp từ ngữ đối lập như cây xanh - ánh hồng, em đi - anh đứng.
Nhờ nghệ thuật dùng từ như đã phân tích, bài thơ đã xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc, qua đó thể hiện đáo một tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng.
5. Cách đặt tên trong đoạn trích là dùng từ ngữ sẵn có nhưng mang nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên.
Cách đặt tên như vậy có rất nhiều trong tiếng Việt:
- mực (động vật ở biển, thân mềm, chân ở đầu có hình tua, có chứa chất lỏng đen như mực);
- cá kìm (cá ở biến có hàm dưới nhô ra, nhỏ và dài như cái kìm);
- cá kim (cá ở biển có mỏ dài và nhọn như cái kim);
- chim lợn (loài chim cú có tiếng kêu eng éc như lợn);
- ong ruồi (ong mật nhỏ như ruồi);
- cà tím (cà quả tròn, nửa trắng nửa tím hoặc màu tím);
- khỉ đầu chó (loài khỉ có đầu giống đầu con chó).
6. Truyện cười dân gian nhằm phê phán thói sính dùng từ nước ngoài của một số người.
- Bài 1 sgk ngữ văn 9
- Bài 2 sgk ngữ văn 9
- Bài 3 sgk ngữ văn 9
- Bài 4 sgk ngữ văn 9
- Bài 5 sgk ngữ văn 9
- Bài 6 sgk ngữ văn 9
- Bài 7 sgk ngữ văn 9
- Bài 8 sgk ngữ văn 9
- Bài 9 sgk ngữ văn 9
- Bài 10 sgk ngữ văn 9
- Bài 11 sgk ngữ văn 9
- Bài 12 sgk ngữ văn 9
- Bài 13 sgk ngữ văn 9
- Bài 14 sgk ngữ văn 9
- Bài 15 sgk ngữ văn 9
- Bài 16 sgk ngữ văn 9
- Bài 17 sgk ngữ văn 9
- Bài 18 sgk ngữ văn 9
- Bài 19 sgk ngữ văn 9
- Bài 20 sgk ngữ văn 9
- Bài 21 sgk ngữ văn 9
- Bài 22 sgk ngữ văn 9
- Bài 23 sgk ngữ văn 9
- Bài 24 sgk ngữ văn 9
- Bài 25 sgk ngữ văn 9
- Bài 26 sgk ngữ văn 9
- Bài 27 sgk ngữ văn 9
- Bài 28 sgk ngữ văn 9
- Bài 29 sgk ngữ văn 9
- Bài 30 sgk ngữ văn 9
- Bài 31 sgk ngữ văn 9
- Bài 32 sgk ngữ văn 9
- Bài 33 sgk ngữ văn 9
- Bài 34 sgk ngữ văn 9
- Các thể loại văn tham khảo lớp 9