Bài 4: Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, em thích nhất điều gì? Nêu ý kiến của em về điều đó (Bài 2)
Con người ta sinh ra là để được sống, được cống hiến dù là một phần nhỏ bé cho xã hội. Mỗi người lại có những công việc, nhiệm vụ riêng nhưng cho dù công việc đó chỉ âm thầm lặng lẽ hay được mọi người đều biết đến thì nó đều có những ý nghĩa sâu sắc.
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa
- Ấn tượng sâu sắc nhất, tốt đẹp nhất đối với bạn đọc là anh thanh niên
- Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), từ đó nêu ý nghĩa, tư tưởng của tác phẩm này
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Con người ta sinh ra là để được sống, được cống hiến dù là một phần nhỏ bé cho xã hội. Mỗi người lại có những công việc, nhiệm vụ riêng nhưng cho dù công việc đó chỉ âm thầm lặng lẽ hay được mọi người đều biết đến thì nó đều có những ý nghĩa sâu sắc. Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, ta cũng bắt gặp những con người như vậy, những con người với công việc thầm lặng nhưng đầy ý nghĩa. Trong truyện ngắn này, em thích nhất và ấn tượng nhất là những suy nghĩ về cuộc sống, về công việc của nhân vật anh thanh niên. Những suy nghĩ đó tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế lại khiến chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều.
Anh thanh niên ấy sống một mình trên đỉnh núi cao quanh năm chỉ có mây mù, gió tuyết. Công việc của anh là đo nắng, đo gió, đo mưa, đo chấn động mặt đất,... tham gia vào công việc dự báo thời tiết. Hàng ngày, anh phải báo về cơ quan vào bốn thời điểm là một giờ đêm, bốn giờ sáng, mười một giờ trưa và bảy giờ tối. Hoàn cảnh sống và làm việc của anh rất khó khăn, khắc nghiệt, nhưng những suy nghĩ của anh về cuộc sống lại làm cho chúng ta phải bất ngờ. Ở một mình nơi đỉnh núi cao, anh phải đối mặt với sự cô đơn, vắng vẻ. Công việc của anh thì suốt cả ngày phải làm dù nắng, dù mưa thì anh cũng không thể nghỉ. Anh phải làm việc vào những giờ rất đặc biệt như một giờ đêm, đối mặt với cái cảnh hoang tịch, vắng lặng của núi cao với cái giá rét đến cắt da cắt thịt vào những đêm có tuyết rơi. Thế nhưng anh thanh niên vẫn cảm thấy cuộc sống của mình không cô đơn. Đây là một điều thật đáng để khâm phục. Anh tìm thấy những niềm vui khác trong cuộc sống ngoài công việc như nuôi gà, trồng hoa, đọc sách,... Anh tổ chức cuộc sống của mình rất ngăn nắp và cảm thấy tự hài lòng với những gì mình có. Anh thanh niên cũng là một người rất đáng mến, anh cởi mở, thân thiện, chân thành, quý trọng tình cảm với mọi người. Suy nghĩ, cách sống của anh thể hiện rõ nét qua hành động của anh. Anh chào đón mọi người đến thăm nhà mình bằng những bông hoa tươi, bằng ấm nước chè nóng, bằng nụ cười nồng hậu, ấm áp như đón những người đã thân thiết lâu ngày. Anh cũng rất chân thực, thẳng thắn nói ra những điều mình suy nghĩ. Anh vui mừng khi có khách đến thăm nhà và khi tiễn họ anh còn có cả quà cho họ, những món quà giản dị, đơn sơ. Cuộc gặp gỡ của anh với những người khách tuy là ngắn ngủi nhưng anh để lại trong họ những ấn tượng riêng, những dư vị ngọt ngào, sâu sắc. Anh đã sống rất đơn giản và chân thành khiến cho mọi người rất yêu mến.
Anh thanh niên cũng có những suy nghĩ về công việc rất sâu sắc. Với anh, công việc anh đang làm thật sự có ý nghĩa, nó giúp mọi người trong công việc lao động sản xuất, trong chiến đấu,... Anh rất yêu và luôn ý thức được công việc của mình. Anh vượt qua những khó khăn, khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên để hoàn thành công việc. Anh coi công việc là bạn và là một điều không thể thiếu trong cuộc sống. Anh đã nói nếu cất công việc đi thì anh sẽ buồn đến chết mẩt.
Những suy nghĩ và những việc làm của anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa khiến chúng ta phải nhìn nhận lại mình, phải suy nghĩ để sống sao cho xứng đáng hơn.
Trích: dayhoctot.com
- Bài 1 sgk ngữ văn 9
- Bài 2 sgk ngữ văn 9
- Bài 3 sgk ngữ văn 9
- Bài 4 sgk ngữ văn 9
- Bài 5 sgk ngữ văn 9
- Bài 6 sgk ngữ văn 9
- Bài 7 sgk ngữ văn 9
- Bài 8 sgk ngữ văn 9
- Bài 9 sgk ngữ văn 9
- Bài 10 sgk ngữ văn 9
- Bài 11 sgk ngữ văn 9
- Bài 12 sgk ngữ văn 9
- Bài 13 sgk ngữ văn 9
- Bài 14 sgk ngữ văn 9
- Bài 15 sgk ngữ văn 9
- Bài 16 sgk ngữ văn 9
- Bài 17 sgk ngữ văn 9
- Bài 18 sgk ngữ văn 9
- Bài 19 sgk ngữ văn 9
- Bài 20 sgk ngữ văn 9
- Bài 21 sgk ngữ văn 9
- Bài 22 sgk ngữ văn 9
- Bài 23 sgk ngữ văn 9
- Bài 24 sgk ngữ văn 9
- Bài 25 sgk ngữ văn 9
- Bài 26 sgk ngữ văn 9
- Bài 27 sgk ngữ văn 9
- Bài 28 sgk ngữ văn 9
- Bài 29 sgk ngữ văn 9
- Bài 30 sgk ngữ văn 9
- Bài 31 sgk ngữ văn 9
- Bài 32 sgk ngữ văn 9
- Bài 33 sgk ngữ văn 9
- Bài 34 sgk ngữ văn 9
- Các thể loại văn tham khảo lớp 9