ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA PHẦN TIẾNG VIỆT
Học sinh ôn tập, củng cố lại những kiến thức về từ vựng đã học ở học kỳ I như cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, từ tượng thanh và tượng hình, trường từ vựng, từ ngữ địa phương và từ ngữ các tầng lớp xã hội, các biện pháp tu từ từ vựng.
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt trang 157 SGK ngữ văn 8
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1. Học sinh ôn tập, củng cố lại những kiến thức về từ vựng đã học ở học kỳ I như cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, từ tượng thanh và tượng hình, trường từ vựng, từ ngữ địa phương và từ ngữ các tầng lớp xã hội, các biện pháp tu từ từ vựng.
2. Học sinh củng cố các kiến thức về ngữ pháp đã học câu ghép và các kiểu câu ghép, trợ từ, thán từ và tình thái từ.
II. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
1. Từ vựng
Truyện dân gian:
+ Truyền thuyết
+ Truyện cổ tích
+ Truyện ngụ ngôn
+ Truyện cười
a. Những từ ngữ có nghĩa hẹp trong sơ đồ trên có thể giải thích như sau:
- Truyền thuyết: Truyện dân gian về các nhân vật và sự kiện lịch sử xa xưa có nhiều yếu tố thần kì.
- Truyện cổ tích: Truyện dân gian kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc, có nhiều chi tiết tưởng tượng và kì ảo.
- Truyện ngụ ngôn: Truyện dân gian mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió chuyện con người.
- Truyện cười: Truyện dân gian dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán, đả kích.
Điểm chung trong phần giải thích nghĩa của những từ ngữ trên là truyện dân gian, tức là từ ngữ có cấp độ khái quát cao hơn.
b.
- Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
(Ca dao)
- Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.
(Bác ơi - Tố Hữu)
2. Ngữ pháp
a. Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo:
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
(Trích Lão Hạc - Nam Cao)
- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có họ lại đánh trói thì khổ...
- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì?
(Trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
b. Có thể tách câu này thành ba câu đơn. Tuy nhiên, nếu tách như vậy thì có thể khiến người đọc hiểu ba sự kiện được nói tới trong câu tách rời nhau. Còn nếu viết như Bác Hồ thì người đọc có thể thấy ba sự kiện này liên tiếp xảy ra cùng một lúc.
c. Đoạn trích gồm ba câu. Câu thứ nhất và câu thứ ba là câu ghép.
Câu thứ nhất là câu ghép liên hợp (có quan hệ so sánh).
Câu thứ ba là câu ghép chính phụ (có quan hệ nhân quả, vế chỉ kết quả đặt trước vế chỉ nguyên nhân).
- Bài 1 sgk ngữ văn 8
- Bài 2 sgk ngữ văn 8
- Bài 3 sgk ngữ văn 8
- Bài 4 sgk ngữ văn 8
- Bài 5 sgk ngữ văn 8
- Bài 6 sgk ngữ văn 8
- Bài 7 sgk ngữ văn 8
- Bài 8 sgk ngữ văn 8
- Bài 9 sgk ngữ văn 8
- Bài 10 sgk ngữ văn 8
- Bài 11 sgk ngữ văn 8
- Bài 12 sgk ngữ văn 8
- Bài 13 sgk ngữ văn 8
- Bài 14 sgk ngữ văn 8
- Bài 15 sgk ngữ văn 8
- Bài 16 sgk ngữ văn 8
- Bài 17 sgk ngữ văn 8
- Bài 18 sgk ngữ văn 8
- Bài 19 sgk ngữ văn 8
- Bài 20 sgk ngữ văn 8
- Bài 21 sgk ngữ văn 8
- Bài 22 sgk ngữ văn 8
- Bài 23 sgk ngữ văn 8
- Bài 24 sgk ngữ văn 8
- Bài 25 sgk ngữ văn 8
- Bài 26 sgk ngữ văn 8
- Bài 27 sgk ngữ văn 8
- Bài 28 sgk ngữ văn 8
- Bài 29 sgk ngữ văn 8
- Bài 30 sgk ngữ văn 8
- Bài 31 sgk ngữ văn 8
- Bài 32 sgk ngữ văn 8
- Bài 33 sgk ngữ văn 8
- Bài 34 sgk ngữ văn 8
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo