ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn - Ngắn gọn nhất - Ngữ văn 8 tập 2
- Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn trang 151 SGK Ngữ Văn 8
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN BÀI HỌC
Câu hỏi 1. Văn bản cần có tính thống nhất để biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các nội dung của văn bản và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại.
Câu hỏi 3. Trong cuộc sống hàng ngày có những văn bản tự sự chúng ta đã đọc nhưng nếu muốn ghi lại nội dung chính của chúng để sử dụng hoặc thông báo cho người khác biết thì phải tóm tắt.
Muốn tóm tắt văn bản tự sự cần đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề văn bản, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp các nội dung ấy theo một thứ tự hợp lí, sau đó viết thành văn bản tóm tắt.
Câu hỏi 4. Các yếu tố tự sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả làm việc cho kể chuyện sinh động hơn, sâu sắc hơn, có tác dụng thuyết phục người đọc (người nghe) hơn.
Câu hỏi 5. Trong quá trình tạo lập văn bản, tùy vào mục đích, nội dung và tính chất của văn bản mà người viết (nói) kết hợp với các phương thức biểu đạt với nhau. Không thể tùy tiện kết hợp với các phương thức biểu đạt với nhau.
Câu hỏi 6. Văn bản thuyết minh trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng, lí do phát sinh, quy luật phát triển, biến hóa của sự vật, nhằm cung cấp tri thức, hướng dẫn cách sử dụng cho con người.
Trong cuộc sống, văn bản thuyết minh được sử dụng rộng rãi, ngành nghề nào cũng cần đến:
- Mua một cái tivi, máy bơm, tủ lạnh, máy cày, ô tô,... đều có bản thuyết minh kèm theo để ta hiểu tính năng, cấu tạo, cách sử dụng, cách bảo quản...
- Mua một hộp bánh trên đó cũng ghi xuất xứ, ngày sản xuất, thành phần, hạn sử dụng, trọng lượng tịnh...
- Đến các danh lam thắng cảnh, trước cổng vào bao giờ cũng có bảng ghi lời giới thiệu lịch sử, sơ đồ danh lam thắng cảnh đó.
- Mua một quyển sách, bìa sau bao giờ cũng có lời giới thiệu tóm tắt nội dung.
Câu hỏi 7. Muốn có kiến thức, để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết cần phải quan sát tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào các chi tiết không tiêu biểu, không quan trọng.
Để làm bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại,...
Câu hỏi 8.
- Thuyết minh một đồ dùng:
+ Mở bài: Giới thiệu đồ dùng cần thuyết minh.
+ Thân bài:Trình bày cấu tạo, đặc điểm, cách sử dụng, lợi ích,... của đồ dùng.
+ Kết bài: Bày tỏ thái độ hoặc khẳng định ích lợi của đồ dùng đó đối với cuộc sống.
- Thuyết minh một danh lam thắng cảnh:
+ Mở bài: Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh.
+ Thân bài: Trình bày vị trí địa lí của thắng cảnh, sơ đồ thắng cảnh, vị trí của tháng cảnh trong đời sống tình cảm con người,...
+ Kết bài: Cảm nhận đối với thắng cảnh.
- Thuyết minh cách làm một sản phẩm:
+ Nguyên liệu.
+ Cách làm.
+ Yêu cầu thành phẩm.
Câu hỏi 9. Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn, được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, để hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
Câu hỏi 10. Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận. Hai yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động và do đó có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
Câu hỏi 11.
- Tường trình là loại văn bản trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét.
Mục đích của văn bản tường trình là người viết trình bày lại sự việc để cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
- Văn bản thông báo là loại văn bản truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.
Mục đích của văn bản thông báo là để những người có liên quan, người quan tâm biết để tham gia hay thực hiện.
- Bài 1 sgk ngữ văn 8
- Bài 2 sgk ngữ văn 8
- Bài 3 sgk ngữ văn 8
- Bài 4 sgk ngữ văn 8
- Bài 5 sgk ngữ văn 8
- Bài 6 sgk ngữ văn 8
- Bài 7 sgk ngữ văn 8
- Bài 8 sgk ngữ văn 8
- Bài 9 sgk ngữ văn 8
- Bài 10 sgk ngữ văn 8
- Bài 11 sgk ngữ văn 8
- Bài 12 sgk ngữ văn 8
- Bài 13 sgk ngữ văn 8
- Bài 14 sgk ngữ văn 8
- Bài 15 sgk ngữ văn 8
- Bài 16 sgk ngữ văn 8
- Bài 17 sgk ngữ văn 8
- Bài 18 sgk ngữ văn 8
- Bài 19 sgk ngữ văn 8
- Bài 20 sgk ngữ văn 8
- Bài 21 sgk ngữ văn 8
- Bài 22 sgk ngữ văn 8
- Bài 23 sgk ngữ văn 8
- Bài 24 sgk ngữ văn 8
- Bài 25 sgk ngữ văn 8
- Bài 26 sgk ngữ văn 8
- Bài 27 sgk ngữ văn 8
- Bài 28 sgk ngữ văn 8
- Bài 29 sgk ngữ văn 8
- Bài 30 sgk ngữ văn 8
- Bài 31 sgk ngữ văn 8
- Bài 32 sgk ngữ văn 8
- Bài 33 sgk ngữ văn 8
- Bài 34 sgk ngữ văn 8
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo