Nước Đại Việt ta trang 66 SGK Ngữ Văn 8

Khi nêu tiền đề sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Việt Nam ta. Nguyễn Trãi đã khẳng định những chân lý

1. Khi nêu tiền đề sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Việt Nam ta. Nguyễn Trãi đã khẳng định những chân lý

-      Nước ta có nền văn hiến lâu đời

-      Nước ta có cương vực lãnh thổ riêng

-      Nước ta có phong tục tập quán

-      Nước ta có lịch sử riêng, chế độ riêng.

2.  Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là "yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc. Muốn yên dân thì phải trừ diệt mọi thế lực bạo tàn. Đặt trong hoàn cảnh Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo thì người dân mà tác giả nói tới là người dân Đại Việt đang bị xâm lược còn kẻ bạo tàn chính là giặc Minh cướp nước. Như vậy, với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, chống xâm lược. Nhân nghĩa không những trong quan hệ giữa người với người mà còn có trong quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Đây là nội dung mới, là sự phát triển của tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi so với Nho giáo. Nhân nghĩa trong phạm trù Nho giáo chủ yếu là mối quan hệ giữa người với người, khi vào Việt Nam, do hoàn cảnh riêng của nước ta thường xuyên phải chống xâm lược, trong nội dung nhân nghĩa còn có cả mối quan hệ dân tộc với dân tộc.

3.  Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản đế xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, Nguyễn Trãi đã phát triển một cách hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia, dân tộc. Người đời sau vẫn xem quan niệm của Nguyễn Trãi là sự kết tinh học thuyết về quốc gia, dân tộc. So với thời Lý học thuyết đó phát triển cao hơn bởi tính toàn diện và sâu sắc của nó. Toàn diện vì ý thức về dân tộc trong: Nam quốc sơn hà được xác định chủ yếu trên hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền, còn đến Bình Ngô đại cáo, ba yếu tố nữa được bổ sung: văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử. Sâu sắc vì trong quan niệm về dân tộc, Nguyễn Trãi đã ý thức được “văn hiến”, truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất là hạt nhân để xác định dân tộc. Vả chăng sự sâu sắc của Nguyễn Trãi còn thể hiện ở chỗ: điều mà kẻ xâm lược luôn tìm cách phủ định (văn hiến nước Nam) thì chính lại là thực tế, tồn tại với sức mạnh của chân lí khách quan.

Trong bài Nam quốc sơn hà, tác giả đã thể hiện một ý thức dân tộc, niềm tự hào dân tộc sâu sắc qua từ “để”. Ở Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy niềm tự hào dân tộc sâu sắc, mạnh mẽ đó: “mỗi bên xưng đế một phương”. Cần phân biệt sự khác nhau giữa “đế” và “vương” mặc dù dịch sang tiếng Việt đều là “vua”. Nếu “đế” là vua thiên tử, duy nhất, toàn quyền thì “vương” là vua chư hầu, có nhiều và phụ thuộc vào đế. Nêu cao tư tưởng hoàng đế là phủ nhận tư tưởng “trời không có hai mặt trời, đất không có hai hoàng đế” là khẳng định Đại Việt có chủ quyền ngang hàng với phương Bắc.

4. Để tăng sức thuyết phục cho bản tuyên ngôn độc lập, nghệ thuật văn tranh luận của Nguyễn Trãi có những điểm đáng lưu ý:

-   Tác giả sử dụng những từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt độc lập, tự chủ. Bản dịch đã cố gắng lột tả bằng các từ "từ trước”, “vốn có”, “đã lâu”, “đã chia”, “cũng khác” (Nguyên văn: “duy ngã...”, “thực vi...”, “ký thù”, “diệc dị”)

-    Sử dụng biện pháp so sánh: so sánh ta với Trung Quốc, đặt ta ngang hàng với Trung Quốc, ngang hàng về trình độ chính trị, tổ chức chế độ, quản lí quốc gia (Triệu, Đinh, Lý, Trần ngang hàng với Hán, Đường, Tống, Nguyên)

5. Câu văn biến ngẫu cân xứng, nhịp nhàng.

Ở bài thơ Nam quốc sơn hà, tác giả cũng khắng định sức mạnh của chân lý chính nghĩa của độc lập dân tộc, kẻ xâm lược là giặc bạo ngược (nghịch lỗ) làm trái lẽ phải, phạm vào sách trời (thiên thư) cùng có nghĩa là đi ngược lại chân lý khách quan nhất định sẽ chuốc lấy thất bại hoàn toàn (thủ bại hư).

Ở Bình Ngô đại cáo sau khi nêu nguyên lí nhân nghĩa, nêu chân lí khách quan. Nguyễn Trãi đưa ra nhừng chứng minh đầy tính thuyết phục về sức mạnh của nhân nghĩa, của chân lí, nói chung lại là sức mạnh của chính nghĩa. Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong. Toa Đô, Ô Mã, kẻ bị giết, người bị bắt. Tác giả lấy “chứng cớ còn ghi” để chứng minh cho sức mạnh của chính nghĩa đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc.

dayhoctot.com

Các bài học liên quan
Ôn tập về luận điểm trang 73 SGK Ngữ Văn 8
Luyện tập Ôn tập về luận điểm trang 75 SGK Ngữ Văn 8

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 8 mới cập nhật