ĐỀ 37. Nhân dịp kỉ niệm 520 năm ngày mất của đại danh hào Nguyễn Trãi, trong bài "Nguyễn Trãi - người anh hùng dân tộc”, Thủ tướng Phạm Văn Đồng có viết; "Sự nghiệp và tác phẩm... dân tộc” Em hãy chứng minh lời nhận định trên
Cuộc đời và văn thơ của nhà đại thi hào Nguyễn Trãi mãi mãi là gương sáng cho mọi thế hệ
- Bài học cùng chủ đề:
- ĐỀ 34. Chứng minh Hịch tướng sĩ vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng, cảm xúc, do đó có sức thuyết phục cao.
- ĐỀ 30. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Hồ Chủ tịch tha thiết căn dặn: "Non sông...của các em". Em hiểu thế nào về lời dạy đó.
- ĐỀ 28. Thuyết minh về thể thơ lục bát.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Nhân dịp kỉ niệm 520 năm ngày mất của đại danh hào Nguyễn Trãi, trong bài "Nguyễn Trãi - người anh hùng dân tộc”, Thủ tướng Phạm Văn Đồng có viết; "Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là bài ca yêu nước và tự hào dân tộc” Em hãy chứng minh lời nhận định trên.
PHÂN TÍCH ĐỀ
1. Kiểu bài: chứng minh
2. Nội dung: sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc.
3. Tư liệu: cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Trãi.
DÀN BÀI
I. Mở bài
- Giới thiệu Nguyễn Trãi - nhà chính trị, nhà quân sự, nhà ngoại giao, đặc biệt là một đại thi hào của dân tộc.
- Dẫn đến nhận định của Thủ tướng Phạm Vãn Đồng.
II. Thân bài
1. Bài ca yêu nước là gì?
Lòng yêu nước cao đẹp như một bài ca.
2. Chứng minh
a) Sự nghiệp (cuộc đời):
- Thù nhà nợ nước, căm thù giặc sâu sắc.
- Bị giam lỏng ở Đông Quan: nghèo khổ, thiếu thốn nhưng giữ vững khí tiết.
- Theo giúp Bình Định Vương Lê Lợi, nếm mật nằm gai hi sinh chiến đấu mười năm gian khổ mới thắng lợi.
- Tuổi già vẫn gánh vác việc nước, một niềm ái quốc ưu dân canh cánh bên lòng vì ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
b) Thơ văn:
- Căm thù lũ giặc hung tàn:
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống.
Vì bọn chúng: Giết chóc để thị uy, coi mạng người như cỏ rác, bắt tù vợ con của dân ta, đào lăng tẩm của nước ta, cấm cá mắm để làm khổ dân ta... dân không đường sống, kẻ vô tội kêu trời, người trung nghĩa nghiến răng nguyện một chết để diệt thù...
- Đau xót băn khoăn trước nhục vong quốc do đó sẵn sàng hi sinh chiến đấu một mất một còn:
Đau lòng nhức óc chốc đà mười mấy năm trời, nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối; quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh… Những trằn trọc trong cơn mộng mị, chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi...
- Một đời ái quốc ưu dân canh cánh:
Đọc sách thời thông đòi nghĩa sách
Chăn dân mạ nữa mất lòng dân
(Bảo kính cảnh giới)
- Lòng luôn ngời sáng một niềm tự hào dân tộc:
* Tự hào về lịch sử lâu đời hùng mạnh
Như nước Đại Việt từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập.
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có
(Bình Ngô đại cáo)
* Tự hào về sức mạnh chí khí hào hùng:
Trận Bồ Đàng sấm vang chớp giật
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay...
... Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Đánh một trận sạch không kinh ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông.
(Bình Ngô đại cáo)
* Đề cao sức mạnh của lòng dân:
Làm lật thuyền mới biết sức dân như nước
(Đóng cửa biển)
III. Kết bài
- Khẳng định vấn đề đã chứng minh: “Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc”.
- Cuộc đời và văn thơ của nhà đại thi hào Nguyễn Trãi mãi mãi là gương sáng cho mọi thế hệ.
- Bài 1 sgk ngữ văn 8
- Bài 2 sgk ngữ văn 8
- Bài 3 sgk ngữ văn 8
- Bài 4 sgk ngữ văn 8
- Bài 5 sgk ngữ văn 8
- Bài 6 sgk ngữ văn 8
- Bài 7 sgk ngữ văn 8
- Bài 8 sgk ngữ văn 8
- Bài 9 sgk ngữ văn 8
- Bài 10 sgk ngữ văn 8
- Bài 11 sgk ngữ văn 8
- Bài 12 sgk ngữ văn 8
- Bài 13 sgk ngữ văn 8
- Bài 14 sgk ngữ văn 8
- Bài 15 sgk ngữ văn 8
- Bài 16 sgk ngữ văn 8
- Bài 17 sgk ngữ văn 8
- Bài 18 sgk ngữ văn 8
- Bài 19 sgk ngữ văn 8
- Bài 20 sgk ngữ văn 8
- Bài 21 sgk ngữ văn 8
- Bài 22 sgk ngữ văn 8
- Bài 23 sgk ngữ văn 8
- Bài 24 sgk ngữ văn 8
- Bài 25 sgk ngữ văn 8
- Bài 26 sgk ngữ văn 8
- Bài 27 sgk ngữ văn 8
- Bài 28 sgk ngữ văn 8
- Bài 29 sgk ngữ văn 8
- Bài 30 sgk ngữ văn 8
- Bài 31 sgk ngữ văn 8
- Bài 32 sgk ngữ văn 8
- Bài 33 sgk ngữ văn 8
- Bài 34 sgk ngữ văn 8
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo