ĐỀ 27. Cơm lam
Làm bếp ai chẳng biết mấy động tác hết sức quen thuộc như nấu, nướng, xào, hấp, chiên, rán... Riêng ở miền núi, nhất là ở miền núi phía Bắc, còn có thêm động tác là lam. Lam nước, lam chè, lam củ sắn, củ mài, lam cá lam thịt...
- Bài học cùng chủ đề:
- ĐỀ 26. Truyền thuyết hoa mẫu đơn
- ĐỀ 24: Chim yến - bản tình ca biển cả.
- ĐỀ 23. Thuyết minh Hội đền Dạ Trạch.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Làm bếp ai chẳng biết mấy động tác hết sức quen thuộc như nấu, nướng, xào, hấp, chiên, rán... Riêng ở miền núi, nhất là ở miền núi phía Bắc, còn có thêm động tác là lam. Lam nước, lam chè, lam củ sắn, củ mài, lam cá lam thịt... Vậy lam là gì?
Leo đến đỉnh đầu dốc cao, mũi và tai tranh nhau “thở”, khát như thể bị vắt kiệt nước trong người. Tiện có con dao đeo bên hông, lại tiện có cánh rừng nứa bạt ngàn, ta hãy chọn cây nứa ngô còn non chặt lấy một lóng lưng chừng thân cây. Những lóng nứa như thế bao giờ cũng chứa sẵn thứ nước trong vắt và tinh khiết vô cùng. Phạt đi một đầu mắt, dùng lá chuối hoặc lá dong đút nút lại, chất củi chung quanh đốt cho nước sôi. Rồi vừa ngồi nghỉ thảnh thơi hứng gió trời, nắng trời, vừa thong thả nhấp từng hớp nước rót trong lóng nứa ra. Ngan ngát, thơm thơm, ngòn ngọt, man mát. Uống vào đến đâu thấy người tỉnh lại đến đó.
Ấy là nước lam. Có thể múc nước suối đổ vào ống nứa để lam, nhưng thua xa thứ nước trời đất tích tụ trong ống nứa, chẳng khác nước trời tích tụ trong quả dừa.
Lam chè, lam thịt và lam các thức khác cũng tương tự. Xin nói gọn: lam là cách dùng ông nứa thay nồi để nấu nhưng lại tạo ra những miếng ăn miếng uống hơn hẳn nấu trong nồi và đặc biệt đó còn là cách đun nấu rất “nghệ sĩ”, dân dã khác thường mà cũng phong lưu khác thường.
Riêng về cơm lam, cách làm không có gì khác với các loại lam vừa nói. Cho gạo đã vo sạch vào ống nứa non, cuộn lá chuối hoặc lá dong nút chặt, chất củi đốt. Phải đốt đều, khi nào vỏ nứa cháy thành lớp than mỏng phủ chung quanh ông nứa là lúc cơm chín. Nếu ăn ngay, chỉ việc chẻ ống ra. Nếu muốn để dành thì dùng dao róc hết lớp vỏ nứa bị cháy, chỉ để lại một lớp vỏ mỏng trắng sạch sẽ, bỏ ba lô mang theo, vài ngày sau cơm vẫn không thiu không vữa. Cơm nếp lam có thể để dành được cả tuần. Lúc ăn, cắt cái ống ra thành khoanh, bóc vỏ, cơm mềm mịn trông như lát giò lụa. Vị nứa tươi ngấm vào cơm thơm ngọt vị mía lùi. Dù thiếu muối, dù không kèm theo thức ăn gì khác, cơm lam cũng vẫn rất dễ ăn.
Thịt cá, giò chả... đều là những thức ăn hợp với cơm lam. Nhưng có lẽ không có gì hợp với cơm lam bằng chậm muối riềng (muối rang với củ riềng giã nhỏ như kiểu rang muối vừng). Vị thơm cay ấm áp của muối riềng gặp vị thơm ngọt mát của cơm lam tạo nên một vị thanh mà đậm lưu lại rất lâu nơi đầu lưỡi.
Cơm lam là quà riêng dành cho những người đi rừng, nghỉ ở đâu lam cơm ăn ở đó, hoặc lam sẵn vài ba ông từ nhà mang theo.
Sau những năm sống ở rừng miền Bắc, tôi còn bắt gặp một kiểu lam nhưng không gọi là lam và lại bằng quả dừa tươi. Đó là cách ăn khôn đến lõi đời của dân vùng dừa khu Bốn cũ. Gạo nếp, đỗ xanh ngâm kĩ, trộn gia vị, nhét vào quả dừa, đốt cháy vỏ, đập ra, thành một “quả” xôi ngon và lạ không bút nào tả xiết.
Nay cơm lam đã trở thành một thứ hàng hóa. Ở chợ Kì Lừa, chợ Cốc Lều, chợ Hữu Lũng và nhiều chợ miền núi khác trên miền Bắc đều thấy bày bán cơm lam, từ dăm trăm đến một nghìn đồng một ống. Cơm lam còn trở thành món “đặc sản” trong các nhà hàng, khách sạn.
- Bài 1 sgk ngữ văn 8
- Bài 2 sgk ngữ văn 8
- Bài 3 sgk ngữ văn 8
- Bài 4 sgk ngữ văn 8
- Bài 5 sgk ngữ văn 8
- Bài 6 sgk ngữ văn 8
- Bài 7 sgk ngữ văn 8
- Bài 8 sgk ngữ văn 8
- Bài 9 sgk ngữ văn 8
- Bài 10 sgk ngữ văn 8
- Bài 11 sgk ngữ văn 8
- Bài 12 sgk ngữ văn 8
- Bài 13 sgk ngữ văn 8
- Bài 14 sgk ngữ văn 8
- Bài 15 sgk ngữ văn 8
- Bài 16 sgk ngữ văn 8
- Bài 17 sgk ngữ văn 8
- Bài 18 sgk ngữ văn 8
- Bài 19 sgk ngữ văn 8
- Bài 20 sgk ngữ văn 8
- Bài 21 sgk ngữ văn 8
- Bài 22 sgk ngữ văn 8
- Bài 23 sgk ngữ văn 8
- Bài 24 sgk ngữ văn 8
- Bài 25 sgk ngữ văn 8
- Bài 26 sgk ngữ văn 8
- Bài 27 sgk ngữ văn 8
- Bài 28 sgk ngữ văn 8
- Bài 29 sgk ngữ văn 8
- Bài 30 sgk ngữ văn 8
- Bài 31 sgk ngữ văn 8
- Bài 32 sgk ngữ văn 8
- Bài 33 sgk ngữ văn 8
- Bài 34 sgk ngữ văn 8
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo