Đề 14. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh
Du khách đi bằng đường bộ từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam không thể không đi qua Hàm Rồng. Hàm Rồng nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh lị Thanh Hóa, là yết hầu của con đường huyết mạch một thời đánh Mĩ, niềm tự hào của cả dân tộc trong một giai đoạn lịch sử oanh liệt.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề 13. Giới thiệu về Thủ đô Hà Nội.
- Đề 11. Giới thiệu về hoa cúc.
- Đề 7. Giới thiệu chiếc nón bài thơ xứ Huế.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI THAM KHẢO
HÀM RỒNG
(Giới thiệu một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử)
Du khách đi bằng đường bộ từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam không thể không đi qua Hàm Rồng. Hàm Rồng nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh lị Thanh Hóa, là yết hầu của con đường huyết mạch một thời đánh Mĩ, niềm tự hào của cả dân tộc trong một giai đoạn lịch sử oanh liệt.
Hàm Rồng trở thành bất tử với những chiến công oanh liệt và cảnh trí nên thơ. Nhưng hai chữ Hàm Rồng (tên chữ là Long Hạm hay Long Đại) vốn là tên riêng của một ngọn núi bình đầu rồng với cái thân uốn lượn như một con rồng từ làng Ràng (Dương Xá) theo dọc sông Mã bên phía bờ Nam. Trên núi Rồng, còn có động Long Quang, hang ăn thông sang bên kia như hai mắt rồng, được gọi là hang Mắt Rồng (cho nên còn có tên gọi là núi Mắt Rồng). Truyền thuyết kể lại, con rồng đang vờn hạt ngọc ở phía bên kia sông bỗng bị trúng mũi tên độc vào mắt phải, nên phải gục ở bên sông. Mắt phải có lỗ ăn thông lên trên, mùa mưa nước chảy xuống màu đỏ, ấy là nước mắt rồng, ở dưới động Long Quang, có mỏm đá nhô ra, hàm trên rộng, hàm dưới ngập trong nước như đang hút nước nên có tên chữ là Long Hạm, gọi nôm na là Hàm Rồng.
Bên kia sông, có hòn núi Ngọc, tên chữ là Hỏa Châu Phong hay còn gọi là núi Nít. Ngọn núi này tròn trán, các lớp đá chen dày tua tủa như ngọn lửa từ trong lòng đất bốc lên, bởi vậy mà gọi là Hỏa Châu Phong.
Chín mươi chín ngọn bên đông
Còn hòn núi Nít hên sông chưa về.
Chung quanh núi Rồng có nhiều ngọn núi trông rất ngoạn mục như: Ngũ Hoa Phong có hình năm đóa hoa sen chung một gốc, mọc lên từ đầm lầy có hang Tiên với các nhũ đá mang nhiều vẻ kì thú: hình rồng hút nước, hình các vị tiên… có ngọn Phù Thi Sơn trông xa như một người đàn bà thắt trên mình một dải lụa xanh nằm gối đầu vào thân rồng. Rồi núi mẹ, núi con như hình hai quả trứng, có núi Tả Ao, vũng Sao Sa có nước trong vắt quanh năm. Rồi núi Con Mèo, núi Canh Tiên đều có hình thù như tên gọi.
Với cảnh trí nên thơ như vậy, Hàm Rồng là nơi dừng chân của bao tao nhân mặc khách: Lí Thường Kiệt, Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Thì Sĩ, Nguyễn Thượng Hiền, Tản Đà,.... Ở động Long Quang vẫn còn một số bài thơ khắc trên vách đá.
Hàm Rồng không những cổ cảnh đẹp thiên nhiên mà còn có bề dày lịch sử hàng trăm thế kỉ, đó là khu di chỉ núi Đọ (cách Hàm Rồng 4 km về phía Bắc) tiêu biểu cho thời đá cũ. Và từ núi Đọ đi xuống phía Đông Nam, cách Hàm Rồng 1 km là khu di chỉ Đông Sơn, tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc thời kì đồng thau.
Hàm Rồng còn là nơi ghi dấu nhiều chiến tích lịch sử. Tại đây vào thế kỉ XIII, Chu Nguyên Lương, một nhà nho đã hưởng ứng khí thế Diên Hồng, chiêu tập dân làng và học trò của mình thành đội quân, lập nên chiến công oanh liệt ở Vạn Kiếp.
Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, quân và dân Hàm Rồng đã viết nên trang sử hào hùng.
Với quyết tâm cắt đứt mạch máu giao thông quan trọng này của ta, Bộ Quốc phòng Mĩ đã trực tiếp chỉ đạo phương án đánh phá Hàm Rồng. Chúng đã huy động 121 lần với 2924 chiếc máy bay đánh phá 1096 trận, ném 71600 tấn bom phá với 11526 quả, 99 bom nể chậm, bắn 600 tên lửa, 2840 quả rốc két, 2178 quả đạn pháo, hàng trăm tấn bom bi và thủy lôi. Tính bình quân mỗi người dân ở đây phải chịu đựng 5 tấn bom đạn của địch. Chỉ riêng trong trận đánh đầu tiên ngày 3 và 4 tháng 4-1965 đã diễn ra vô cùng ác liệt. Địch đã xuất kích 174 lần tốp, 453 lần chiếc máy bay, ném 350 quả bom từ 500 đến 1000 kg, bắn hàng trăm quả tên lửa. Nhưng cũng trong hai ngày này, quân và dân Hàm Rồng đã chiến đấu ngoan cường, bắn rơi 47 máy bay, bắt sống nhiều giặc lái. Và trong hai lần chống chiến tranh phá hoại, Hàm Rồng đã hạ 116 máy bay, bắt sống nhiều giặc lái, trong đó có 2 pháo đài B52, giữ vững cầu, lập nên tự hào cho dân tộc, bạn bè khắp thế giới khâm phục, ngợi ca. Những chiến sĩ anh hùng: Đại đội 4 pháo cao xạ, Đồn công an nhân dân Hàm Rồng. Phân đội 3 công an nhân dân vũ trang, Đại đội dân quân tiểu khu Nam Ngạn, Nhà máy điện 4 - 4, Đội cầu phà 19 - 5, các anh hùng Ngô Thị Tuyển, Đỗ Chanh, Lê Kim Hồng,...
Hàm Rồng - nơi tụ hội những vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên, mảnh đất có bề dày lịch sử tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc và truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước ngoan cường, mãi môi là niềm kiêu hãnh, tự hào của nhân dân cả nước và là điểm du lịch hấp dẫn các du khách gần xa.
- Bài 1 sgk ngữ văn 8
- Bài 2 sgk ngữ văn 8
- Bài 3 sgk ngữ văn 8
- Bài 4 sgk ngữ văn 8
- Bài 5 sgk ngữ văn 8
- Bài 6 sgk ngữ văn 8
- Bài 7 sgk ngữ văn 8
- Bài 8 sgk ngữ văn 8
- Bài 9 sgk ngữ văn 8
- Bài 10 sgk ngữ văn 8
- Bài 11 sgk ngữ văn 8
- Bài 12 sgk ngữ văn 8
- Bài 13 sgk ngữ văn 8
- Bài 14 sgk ngữ văn 8
- Bài 15 sgk ngữ văn 8
- Bài 16 sgk ngữ văn 8
- Bài 17 sgk ngữ văn 8
- Bài 18 sgk ngữ văn 8
- Bài 19 sgk ngữ văn 8
- Bài 20 sgk ngữ văn 8
- Bài 21 sgk ngữ văn 8
- Bài 22 sgk ngữ văn 8
- Bài 23 sgk ngữ văn 8
- Bài 24 sgk ngữ văn 8
- Bài 25 sgk ngữ văn 8
- Bài 26 sgk ngữ văn 8
- Bài 27 sgk ngữ văn 8
- Bài 28 sgk ngữ văn 8
- Bài 29 sgk ngữ văn 8
- Bài 30 sgk ngữ văn 8
- Bài 31 sgk ngữ văn 8
- Bài 32 sgk ngữ văn 8
- Bài 33 sgk ngữ văn 8
- Bài 34 sgk ngữ văn 8
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo