Đề: Giải thích câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”
Buổi tối, khi muốn đọc sách, ta phải đem lại bên đèn, chỗ đó có nhiều ánh sáng, dễ đọc hơn. Đèn đặt chỗ nào, ánh sáng tỏa ra chỗ đó, soi rõ mọi vật chung quanh. Trái lại, càng xa đèn bao nhiêu, càng tối bấy nhiêu. Bởi thế, ta có câu tục ngữ rất xác đáng: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề: Nghệ thuật biểu hiện của Nguyễn Ái Quốc qua tác phẩm “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu”.
- Đề: Hãy phân tích nhân vật Va-ren để thấy tài châm biếm của Nguyễn Ái Quốc trong bài “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”.
- Đề: Em hãy giải thích câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Ta hãy nhìn bạn ta, một học sinh, chỗ nào cũng có mực: tay chân, quần áo, sách vở, có khi đầy cả mặt mũi nữa. Bạn học sinh đã bị vấy mực lem nhem, vì hàng ngày phải dùng đến mực. Dù khéo léo đến đâu, dù sạch sẽ thế nào cũng không tránh khỏi vết mực, chẳng nhiều thì ít.
Buổi tối, khi muốn đọc sách, ta phải đem lại bên đèn, chỗ đó có nhiều ánh sáng, dễ đọc hơn. Đèn đặt chỗ nào, ánh sáng tỏa ra chỗ đó, soi rõ mọi vật chung quanh. Trái lại, càng xa đèn bao nhiêu, càng tối bấy nhiêu. Bởi thế, ta có câu tục ngữ rất xác đáng:
“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.
Nhưng câu tục ngữ này không phải chỉ khuyên ta đừng gần mực để bị đen tay, hay nên gần đèn để được nhiều ánh sáng. Thâm ý của cổ nhân là muốn khuyên ta rằng: gần người hay, ta cũng được hay, gần kẻ dở ta cũng hóa dở.
Thực vậy, nếu ta gần người xấu xa hiểm độc, thì rồi có ngày bản tính ta cũng thay đổi giống như kẻ kia, chẳng khác gì khi ta gần mực, dễ bị mực bôi bẩn ra người.
Trái lại, nếu ta kết bạn với người hay thì chẳng mấy lúc mà ta cũng học được nhiều những điều hay, nếu tốt, cũng như khi ta gần đèn thì được hưởng nhiều ánh sáng của đèn.
Ảnh hưởng xấu, tốt đó là vì đâu? Đó là bởi tính hay bắt chước của con người. Nhất là khi tuổi ta còn trẻ, kinh nghiệm ta còn nghèo, nên dễ a dua, theo đòi chúng bạn, không phân biệt được đâu là hay, đâu là dở.
Tuổi thanh thiếu niên chúng ta lại càng hay bắt chước, giàu lòng tự ái và thường ganh đua, thành thử hay đua nhau làm điều xấu. Cho nên ta cần phải thận trọng trong việc kén bạn.
Thế nào là người bạn tốt? Bạn tốt là người lễ độ, hiền hậu. Ở nhà là đứa con bất hiếu, hỗn láo với cha mẹ, anh học trò phản lại thầy, viên chức tham ô, kẻ bán nước hại dân... đều là những kẻ chẳng còn nhân phẩm, để lại tiếng xấu cho đời, vết nhơ cho gia tộc.
Trái lại, có người đem của cải làm công việc thiện, sống ngay thẳng chính trực, làm ích nước, lợi dân, hay những vị anh hùng hy sinh cho Tổ quốc... những người ấy dù không còn sống nữa, xóm làng, dân tộc, cũng vẫn hết lòng nhắc nhỡ, chẳng cần khắc đá, ghi bia.
Chúng ta ngày nay còn nhỏ, phải tập làm những điều hay, tránh những điều dở. Hãy trọng dư luận chung quanh; đừng coi thường những lời phê bình của họ. Nếu ta giẫm trên dư luận mà làm càn, làm bậy thì ta nhắm mắt cũng không yên, đã chết rồi mà tiếng xấu của đời vẫn còn đeo đẳng mãi...
* Bài đọc thêm:
NÓI
NÓI LÀ MỘT HÀNH ĐỘNG giao tiếp quan trọng trong cuộc sống xã hội. Nhờ lời nói mà người ta có thể hiểu được tư tưởng tình cảm của nhau. Xã hội càng văn minh thì lời nói càng chính xác, sâu sắc và lịch sự, tế nhị... Chẳng thế mà trong kho tàng ngôn ngữ dân gian đã có rất nhiều thành ngữ, tục ngữ... bàn về Nói.
Dưới đây VHTT xin giới thiệu với độc giả hai trang sưu tầm về chuyện Nói, rút từ SỔ tay tư liệu của cô giáo Bùi Kim Anh ở trường THCS Bình Minh (Thanh Oai — Hà Tây). Việc chia hơn 100 câu này thành 3 nhóm ở đây cũng chỉ là một trong nhiều cách, rất mong bạn đọc hoàn chỉnh, bổ sung thêm cho.
I. Miêu tả lời nói:
1. Nói như rót mật vào lỗ tai.
2. Nói dẻo như kẹo mạch nha.
3. Nói dối như cuội.
4. (Nói) nhấm nhẳng như chó cắn ma.
5. Nói như dao chém đá.
6. Nói như đấm vào lỗ tai.
7. Nói như đinh đóng cột.
8. Nói như chan tương đổ mẻ.
9. Nói như sách.
10. Nói như vẹt.
11. Nói như khướu.
12. Nói như ru.
13. Nói như móc họng.
14. Nói như tát nước vào mặt.
15. Nói như thánh phán.
16. Nói như trạng.
17. Nói như hát.
18. Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa.
19. Nói lôi thôi như nồi chảy nước.
20. Nói dai như đĩa.
21. Nói như nước đổ lá khoai.
22. Nói như điên
23. Nói như súng bắn liên thanh.
24. Nói như hâm.
25. Nói như dở hơi.
26. Nói như đít vịt.
27. Nói như thánh sống.
28. Nói như rồng bay phượng múa.
29. (Nói) ngang như cua.
30. Nói ngắc ngứ như gà nghẹn thóc.
II. Nhận xét đánh giá lời nói:
31. Nói bóng, nói gió.
32. Nói cạnh, nói khóe.
33. Nói băm, nói bổ.
34. Nói có sách, mách có chứng.
35. Nói con kiến trong lỗ phải bò ra.
36. Nói dơi nói chuột.
37. Nói trời nói đất.
38. Nói đứng dựng ngược.
39. Nói hành nói tỏi.
40. Nói hươu nói vượn.
41. Nói khoác gặp thời.
42. Nói một đằng làm một nẻo.
43. Nói nặng nói nhẹ.
44. Nói ngon nói ngọt.
45. Nói nhăng nói cuội.
46. Nói phét thành thần.
47. Nói ra nói vào.
48. Nói rát cổ bỏng họng
49. Nói thánh nói tướng
50. Nói vuốt đuôi.
51. Nói vã bọt mép.
52. Nói sùi bọt mép.
53. Nói toạc móng heo.
54. Nói một tấc đến trời, làm thì lười chảy thây
55. Nói khuếch, nói khoác.
56. Nói trời nói biển.
57. Ăn theo nói leo.
58. Ăn cơm mèo nói leo các cụ.
59. Nói nhăng nói nhít
60. Nói sằng nói bậy.
61. Nói dối nói trá.
62. Nói ngọt lọt tới xương.
63. Nói vớ nói vẩn.
64. Nói gạ nói gẫm.
65. Nói thật mất lòng.
66. Ăn không nên đọi, nói không nên lời.
67. Lời nói gió bay.
68. Ăn ốc nói mò.
69. Muốn nói gian làm quan mà nói.
70. Ăn gian nói dối.
71. Ăn không nói có.
72. Đi nói dối cha về nhà nói dối chú.
73. Ông nói gà, bà nói vịt.
74. Lời nói gói vàng (bạc).
75. Ăn có nhai, nói có nghĩ.
76. Ăn tục nói phét.
77. Nói chằng nói bửa.
78. Người khôn mới nói nửa điều cũng khôn.
79. Nói cho sướng mồm.
80. Nói lấy được.
81. Nói lấy lệ.
82. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
83. Nói ngả nói nghiêng.
84. Muốn nói không làm mẹ chồng mà nói.
85. Nói xỏ nói xiên.
86. Nói thì dễ, làm lễ thì khó.
87. Nói được người cười ha hả
Người nói giả khóc hu hu.
88. Nói linh tinh.
89. Nói luyên thuyên.
90. Người khôn ăn nói nửa chừng
Để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo.
91. Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
III. Khuyên răn về lời nói:
92. Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
93. Nói dài, nói dai, nói dại.
94. Nói chín thì nên làm mười.
Nói mười làm chín kẻ cười người chê.
95. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
96. Nói người thì ngẫm đến ta
Thử sờ lên gáy xem xa hay gần.
97. Đường đi hay tối, nói dối hay cùng.
98. Nói lời thì giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
99. Nói người chẳng nghĩ đến thân
Người ta nói đến thì đần mặt ra.
100. Nói có đầu có đũa.
101. Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.
102. Rượu lạt uống lắm cũng say
Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm.
Lời bàn: Xem thế cũng đủ biết là “nói” khó đến như thế nào! Đọc và ngẫm lại xem, dân gian tổng kết cả trăm cách nói, kiểu nói. Song xét cho cùng cũng chỉ có nói hay hay dở. Tại sao nói hay thì ít, mà nói dở thì lại nhiều thế? Chẳng phải là một bài học thấm thía với mỗi con người sao? “Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời”. Mỗi người tự biết điều mình nói hẳn sẽ tốt đẹp biết bao nhiêu!
Đề: Một bạn thân rủ em đi chơi trong lúc bài vở làm chưa xong. Em hãy kể lại cụ thể câu chuyện trên.
- Các thể loại văn tham khảo lớp 7
- Bài 1 sgk ngữ văn 7
- Bài 2 sgk ngữ văn 7
- Bài 3 sgk ngữ văn 7
- Bài 4 sgk ngữ văn 7
- Bài 5 sgk ngữ văn 7
- Bài 6 sgk ngữ văn 7
- Bài 7 sgk ngữ văn 7
- Bài 8 sgk ngữ văn 7
- Bài 9 sgk ngữ văn 7
- Bài 10 sgk ngữ văn 7
- Bài 11 sgk ngữ văn 7
- Bài 12 sgk ngữ văn 7
- Bài 13 sgk ngữ văn 7
- Bài 14 sgk ngữ văn 7
- Bài 15 sgk ngữ văn 7
- Bài 16 sgk ngữ văn 7
- Bài 17 sgk ngữ văn 7
- Bài 18 sgk ngữ văn 7
- Bài 19 sgk ngữ văn 7
- Bài 20 sgk ngữ văn 7
- Bài 21 sgk ngữ văn 7
- Bài 22 sgk ngữ văn 7
- Bài 23 sgk ngữ văn 7
- Bài 24 sgk ngữ văn 7
- Bài 25 sgk ngữ văn 7
- Bài 26 sgk ngữ văn 7
- Bài 27 sgk ngữ văn 7
- Bài 28 sgk ngữ văn 7
- Bài 29 sgk ngữ văn 7
- Bài 30 sgk ngữ văn 7
- Bài 31 sgk ngữ văn 7
- Bài 32 sgk ngữ văn 7
- Bài 33 sgk ngữ văn 7
- Bài 34 sgk ngữ văn 7