TREO BIỂN
Treo biển là một truyện cười mượn câu chuyện nhà hàng bán cá nghe ai “góp ý” về cái tên biển cũng làm theo.
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài Treo biển trang 124 SGK Văn 6
- Luyện tập bài Treo biển trang 125 SGK Văn 6
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
- Truyện cười là một loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
- Treo biển là một truyện cười mượn câu chuyện nhà hàng bán cá nghe ai “góp ý” về cái tên biển cũng làm theo.
- Truyện tạo nên tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác.
II. MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI VÀ KHÓ
- Truyện cười đưa ra những hiện tượng đáng cười, đó là những hiện tượng có tính chất trái tự nhiên, lố bịch, ngược đời. Hiện tượng đáng cười thường thể hiện qua hành vi, cử chỉ, lời nói của một người nào đó. Tiếng cười chỉ được cất lên khi truyện có hiện tượng đáng cười và khi người nghe, người đọc phát hiện ra cái đáng cười.
Truyện, cười thường rất ngắn. Ngắn nhưng vẫn có truyện. Kết cấu, nhân vật và ngôn ngữ kể chuyện đều phục vụ cho mục đích gây cười. Mấu chốt của nghệ thuật gây cười là làm sao cho cái cười tự nó bộc lộ một cách cụ thể, sinh động, để người đọc, người nghe tự mình phát hiện ra nó mà bật cười.
Truyện cười vừa có ý nghĩa mua vui, vừa có ý nghĩa phê phán. Khi tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán, truyện đồng thời cũng gián tiếp hướng người nghe, người đọc tới những điều tốt đẹp, đối lập với những hiện tượng đáng cười.
Những truyện cười thiên về ý nghĩa mua vui được gọi là truyện hài hước. Những truyện thiên về ý nghĩa phê phán được gọi là truyện châm biếm. Tiếng cười vui hóm hỉnh, hài hước nhưng không kém phần sâu sắc để mua vui. Tiếng cười sâu cay, châm biếm để phê phán những thói hư tật xấu và để đả kích kẻ thù.
Truyện cười Treo biển thiên về loại truyện châm biếm (phê phán những thói hư tật xấu của người đời).
- Tiếng cười trong truyện cười Treo biển bật ra ở phía người góp ý. Người góp ý đã không hiểu mục đích của những từ ngữ được ghi đầy đủ ở biển quảng cáo của cửa hàng cá. Cả bốn người lần lượt đều đưa ra cái lí đáng cười: bỏ đi những chữ cần thiết trong biển quảng cáo đó (tươi - ở đây “ có bán - cá), góp ý đến mức làm cho chủ nhà hàng không còn trưng biển nữa. Tiếng cười được bật ra khi ta nghĩ đến những kẻ chỉ thích can thiệp vào chuyện của người khác.
Tiếng cười cũng được bật lên từ phía người tiếp thu ý kiến của người khác. Chủ cửa hàng đã tiếp thu góp ý một cách quá dễ dãi, không cần suy nghĩ, xem xét đúng sai.
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Nội dung tấm biển để treo ở cửa hàng có mấy yếu tố? Vai trò của từng yếu tố?
Gợi ý:
Nội dung tấm biển để treo ở cửa hàng có bốn yếu tố:
Yếu tố 1: Ở đây. Chỉ địa điểm (bán cá) tức là cửa hàng này.
Yếu tố 2: Có bán. Chỉ chức năng, mục đích là bán, chứ không phải là để trưng bày.
Yếu tố 3: Cá. Chỉ sản phẩm bán là cá.
Yếu tố 4: Tươi. Chỉ chất lượng, chủng loại của sản phẩm.
Bốn yếu tố mà cửa hàng nêu trong tấm biển của mình là hoàn toàn đúng và đủ về nội dung. Mỗi một yếu tố có vai trò thông tin nhất định và không thể thay thế.
2. Có mấy người góp ý về cái biển để ở cửa hàng bán cá? Em có nhận xét gì về từng ý kiến?
Gợi ý:
* Có 4 ý kiến góp ý: kiến 1: Bỏ “Tươi”
- Ý kiến 2: Bỏ “Ở đây”
- Ý kiến 3: Bỏ “Có bán”
- Ý kiến 4: Bỏ “Cá”
-> Cả 4 ý kiến đều có lập luận đanh thép, tự tin, vững chắc, có vẻ am hiểu.
3. Đọc truyện này, những chi tiết nào làm em cười? Khi nào cái đáng cười bộc lộ rõ nhất? Vì sao?
Gợi ý:
Nhà hàng nghe theo, cắt bớt dần và cuối cùng cất cả cái biển đi -> gây cười. Vì tưởng rằng làm vừa lòng khách
* Gây cười: Sự thống nhất giữa các ý kiến cùng chê bai sự dài dòng, dư thừa của nội dung biển, sự chiều lòng khách của chủ cửa hàng.
4. Hãy nêu ý nghĩa của truyện?
Gợi ý:
Cần lắng nghe nhiều ý kiến từ nhiều phía khác nhau góp ý cho mình nhưng phải tự tin, đắn đo, thận trọng trước khi quyết định và phải giữ được chủ kiến của mình.
- Từ khóa:
- Lớp 6
- Ngữ Văn Lớp 6
- Môn Ngữ Văn
- Treo biển
- Văn mẫu lớp 6
- Các thể loại văn tham khảo lớp 6
- Bài 1 sgk ngữ văn 6
- Bài 2 sgk ngữ văn 6
- Bài 3 sgk ngữ văn 6
- Bài 4 sgk ngữ văn 6
- Bài 5 sgk ngữ văn 6
- Bài 6 sgk ngữ văn 6
- Bài 7 sgk ngữ văn 6
- Bài 8 sgk ngữ văn 6
- Bài 9 sgk ngữ văn 6
- Bài 10 sgk ngữ văn 6
- Bài 11 sgk ngữ văn 6
- Bài 12 sgk ngữ văn 6
- Bài 13 sgk ngữ văn 6
- Bài 14 sgk ngữ văn 6
- Bài 15 sgk ngữ văn 6
- Bài 16 sgk ngữ văn 6
- Bài 17 sgk ngữ văn 6
- Bài 18 sgk ngữ văn 6
- Bài 19 sgk ngữ văn 6
- Bài 20 sgk ngữ văn 6
- Bài 21 sgk ngữ văn 6
- Bài 22 sgk ngữ văn 6
- Bài 23 sgk ngữ văn 6
- Bài 24 sgk ngữ văn 6
- Bài 25 sgk ngữ văn 6
- Bài 26 sgk ngữ văn 6
- Bài 27 sgk ngữ văn 6
- Bài 28 sgk ngữ văn 6
- Bài 29 sgk ngữ văn 6
- Bài 30 sgk ngữ văn 6
- Bài 31 sgk ngữ văn 6
- Bài 32 sgk ngữ văn 6