SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ

Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ. Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

a. Số từ

Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ.

Ví dụ : một, hai, ba,... (chỉ số lượng); nhất, nhì, ba, tư,... (chỉ thứ tự)

b. Lượng từ

Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.

- Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, có thể chia lượng từ thành hai nhóm:

+ Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể: các, cả, tất cả, toàn thể, toàn bộ, tất thảy,...

+ Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: những, từng, mỗi, mấy, mọi,...

II. MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI VÀ KHÓ

- Cần phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.

Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính, đếm, đo lường sự vật.

Ví dụ: ông, bà, ngài, vị, em; bức, tấm, cái, con; nắm, mở; lít, ki lô gam, mét,...

Trong cụm danh từ, số từ thường đứng trước danh từ chỉ đơn vị.

Ví dụ: ba em học sinh lớp tôi (ba là số từ, em là danh từ chỉ đơn vị)

Phân biệt lượng từ và số từ.

Trong cụm danh từ, cả lượng từ và số từ đều đứng trước danh từ chỉ đơn vị, nhưng ý nghĩa chỉ lượng của lượng từ không chính xác và cụ thể như số từ.

Ví dụ: năm em học sinh (chỉ số lượng chính xác, cụ thể)

những em học sinh (chỉ số lượng nhiều một cách chung chung, không cụ thể, chính xác)

Số từ và lượng từ có tác dụng quan trọng về mặt ngữ pháp. Đặc điểm tiêu biểu của danh từ là có khả năng kết hợp với số từ và lượng từ ở phía trước. Chính khả năng kết hợp này của danh từ là một trong những tiêu chí quan trọng để phân biệt danh từ với các từ loại khác. Động từ và tính từ không có khả năng kết hợp này.

Ví dụ: có thể viết hoặc nói hai ngôi nhà, cả tuần, những cuốn sách...; nhưng không thể viết hoặc nói cả chạy, hai đẹp, những đỏ au,...

III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Tìm số từ trong bài thơ sau. Xác định ý nghĩa của các số từ ấy.

Không ngủ được

Một canh... hai canh... lại ba canh,
Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
                                        (Hồ Chí Minh)

Gợi ý:

* Số từ: một, hai, ba, năm: chỉ số lượng vì đứng trước danh từ và chỉ số lượng sự vật: canh, cánh.

Ý nghĩa: bốn, năm: ch! thứ tự vì đứng sau danh từ và chỉ thứ tự của sự vật: canh.

2. Các từ in đậm trong hai dòng thơ sau được dùng với ý nghĩa như thế nào?

Con đi trăm núi ngàn khe,
Chưa bằng muôn nỗi tái tễ lòng bầm.

                                                        (Tố Hữu)

Gợi ý:

Trăm, ngàn, muôn... được dùng với ý nghĩa số từ chỉ số lượng nhiều rất nhiều, nhưng không chính xác.

3. Qua hai ví dụ sau, em thấy ý nghĩa của các từ từng và mỗi có gì khác nhau?

a) Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi [...]

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

b) Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lại mỗi người một ngả.

(Sự tích Hồ Gươm)

Gợi ý:

Điểm giống nhau và khác nhau của các từ từng và mỗi là ở chỗ:

- Giống: Tách ra từng cá thể, từng sự vật.

- Khác:

Từng vừa tách riêng từng cá thể, từng sự vật vừa mang ý nghĩa lần lượt; Theo trình tự hết cá thể này đến cá thể khác, sự vật này đến sự vật khác.

+ Mỗi chỉ có ý nghĩa tách riêng để nhấn mạnh, chứ không mang ý nghĩa lần lượt trình tự.

Các bài học liên quan
CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG
ĐEO NHẠC CHO MÈO (Tự học)
THẦY BÓI XEM VOI
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 6 mới cập nhật