HOÁN DỤ
Hoán dụ là tên sự vật, hiện tượng khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài Hoán dụ - Ngắn gọn nhất
- Soạn bài Hoán dụ trang 82 SGK Văn 6
- Luyện tập bài Hoán dụ trang 84 SGK Văn 6
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
a. Hoán dụ là gì?
Hoán dụ là tên sự vật, hiện tượng khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ:
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
(Tố Hữu)
Áo nâu, áo xanh là tên gọi những sự vật (cái áo) được nhà thơ Tố Hữu mượn để chỉ những người nông dân, công nhân vì giữa chúng có quan hệ gần gũi, gắn bó với nhau; nông thôn, thị thành là tên gọi chỉ những sự (địa danh) được nhà thơ dùng để chỉ những người dân sống ở nông thôn và người dân sống ở thành thị vì giữa chúng cũng có mối quan hệ gần gũi, gắn bó với nhau.
b. Các kiểu hoán dụ
Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là:
- Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
Ví dụ:
+
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Hoàng Trung Thông)
(Bàn tay ta chỉ những người lao động)
+ Cậu ta là một chân sút có hạng của đội bóng.
(Chân sút chỉ người đá bóng)
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
Ví dụ: Hắn bước vào, cả phòng cười rộ lên.
(Phòng dùng để chỉ người ở trong phòng)
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
Ví dụ: Này, áo đỏ ơi!
(Áo đỏ là dấu hiệu dùng để chỉ người mặc áo đỏ)
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
Ví dụ:
+
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
(Ca dao)
(Một, ba là cái cụ thể dùng để chỉ cái trừu tượng: riêng lẻ, đoàn kết)
+
Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ
Bắp chân, đầu gối vẫn săn gân.
(Tố Hữu)
(Bắp chân, đầu gối vẫn săn gân là cái cụ thể biểu thị cái trừu tượng: tinh thần kháng chiến dẻo dai)
II. MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI VÀ KHÓ
+ Giống nhau: Cùng là một biện pháp chuyển đổi tên gọi. Dùng tên gọi này để chỉ tên gọi khác (lấy A để chỉ B).
+ Khác nhau:
Ẩn dụ: giữa A và B giống nhau ở một điểm nào đó (người ta còn gọi là quan hệ tương đồng); còn hoán dụ giữa A và B gần gũi, quan hệ với nhau ở một mặt nào đó (người ta còn gọi là quan hệ tương cận).
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì.
a) Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.
(Hồ Chí Minh)
b)
Vì lợi ích mười năm phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.
(Hồ Chí Minh)
c)
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
(Tố Hữu)
d)
Vì sao? Trái Đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh.
(Tố Hữu)
Gợi ý:
a) Phép hoán dụ: làng xóm ta.
- Mối quan hệ: vật chứa đựng (B) và vật bị chứa đựng (A):
+ Gọi tên vật chứa đựng: làng xóm ta.
+ Thay cho vật bị chứa đựng: những người dân sống trong làng xóm.
b) Phép hoán dụ: mười năm, trăm năm.
- Mối quan hệ: cái cụ thể (B) và cái trừu tượng (A):
+ Gọi tên cái cụ thể: mười năm, trăm năm.
+ Thay cho cái trừu tượng: con số không xác định.
c) Phép hoán dụ: áo chàm.
Mối quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật (B) và sự vật (A):
+ Gọi tên dấu hiệu của sự vật: áo chàm.
+ Thay cho sự vật: người Việt Bắc.
d) Phép hoán dụ: trái đất.
- Mối quan hệ giữa vật chứa đựng (B) và vật bị chứa đựng (A):
+ Gọi tên vật chứa đựng: trái đất.
+ Thay cho vật bị chứa đựng: nhân loại.
2. Hoán dụ có gì giống và có gì khác ẩn dụ? Cho ví dụ minh họa.
Giống: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.
Khác:
Ẩn dụ: Dựa vào quan hệ tương đồng về hình thức, cách thực hiện
- Hoán dụ: Dựa vào 4 kiểu quan hệ gần gũi.
Ví dụ:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (ẩn dụ); Quê hương cách mạng dựng nên cộng hòa (hoán dụ).
- Từ khóa:
- Lớp 6
- Ngữ Văn Lớp 6
- Môn Ngữ Văn
- Hoán dụ
- Văn mẫu lớp 6
- Các thể loại văn tham khảo lớp 6
- Bài 1 sgk ngữ văn 6
- Bài 2 sgk ngữ văn 6
- Bài 3 sgk ngữ văn 6
- Bài 4 sgk ngữ văn 6
- Bài 5 sgk ngữ văn 6
- Bài 6 sgk ngữ văn 6
- Bài 7 sgk ngữ văn 6
- Bài 8 sgk ngữ văn 6
- Bài 9 sgk ngữ văn 6
- Bài 10 sgk ngữ văn 6
- Bài 11 sgk ngữ văn 6
- Bài 12 sgk ngữ văn 6
- Bài 13 sgk ngữ văn 6
- Bài 14 sgk ngữ văn 6
- Bài 15 sgk ngữ văn 6
- Bài 16 sgk ngữ văn 6
- Bài 17 sgk ngữ văn 6
- Bài 18 sgk ngữ văn 6
- Bài 19 sgk ngữ văn 6
- Bài 20 sgk ngữ văn 6
- Bài 21 sgk ngữ văn 6
- Bài 22 sgk ngữ văn 6
- Bài 23 sgk ngữ văn 6
- Bài 24 sgk ngữ văn 6
- Bài 25 sgk ngữ văn 6
- Bài 26 sgk ngữ văn 6
- Bài 27 sgk ngữ văn 6
- Bài 28 sgk ngữ văn 6
- Bài 29 sgk ngữ văn 6
- Bài 30 sgk ngữ văn 6
- Bài 31 sgk ngữ văn 6
- Bài 32 sgk ngữ văn 6