Đề Thi cuối kì 1 lớp 6 môn Văn – Bảo Thắng, Lào Cai năm 2017: Hãy kể về một người thân của em

Gửi các em học sinh Thi cuối kì 1 lớp 6 môn Văn – Bảo Thắng, Lào Cai năm 2017: Hãy kể về một người thân của em. DayHocTot.com hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.

Trường THCS Sơn Hà – Bảo Thắng, Lào Cai vừa tổ chức thi học kì 1 lớp 6 môn Văn năm 2017 – 2018. Dưới đây là đề thi và đáp án, mời các em tham khảo

PHÒNG GD&ĐT BẢO THẮNG

TRƯỜNG THCS XÃ SƠN HÀ

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ 1

Năm học: 2017-2018

 Đề chính thức

Môn: Ngữ văn 6

(Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ: 01

I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)

Câu 1. (1 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi  từ câu 1 đến câu 4

“Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa .”

                         (Thánh Gióng, Ngữ văn 6,tập 1)

Câu 1.1 (0,25đ). Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là

A.  Tự sự           B. Miêu tả                C. Biểu cảm               D. Nghị luận

Câu 1.2 (0,25đ). Đoạn văn trên nói về nội dung gì?

A. Gióng xuất thân bình dị nhưng cũng rất thần kì.

B. Những chi tiết kì lạ cho thấy hình ảnh Thánh Gióng đẹp kì vĩ.

C. Đứa bé cất tiếng nói đầu tiên, đòi đi đánh giặc.

D. Hình ảnh đẹp kì vĩ.

Câu 1.3 (0,25đ). Trong các từ sau từ nào là từ mượn?

A.  Chân núi       B. Vang dội           C. Hoảng hốt     D. Sứ giả

Câu 1.4 (0,25đ). “Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm”. Từ “lẫm liệt” được giải nghĩa theo cách nào?

A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị  C. Đưa ra từ trái nghĩa

B. Đưa ra từ đồng nghĩa        D. Không phải ba cách trên

Câu 1.5 (2đ)

a. Em hãy nêu nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích trên và tác dụng? (1điểm)

b. Từ đoạn trích trên, em hãy viềt 3 đến 5 câu về lịch sử dân tộc ta? (1điểm)

Câu 2 (1 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 2.1 đến câu 2.3) bằng cách lựa chọn vào trước một câu trả lời đúng.

Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân.

(Ngữ văn 6- tập 1)

Câu 2.1. (0,5điểm) Trong các cụm từ sau cụm từ nào là cụm động từ?

A. Không hề nao núng               C. Đánh nhau ròng rã

B.  Bốc từng quả đồi                 D. Sơn Tinh vững vàng

Câu 2.2. (0,25 điểm). Đoạn trích trên có mấy danh từ chỉ tên riêng của người?

A. Có 3 danh từ        C. Có 5 danh từ

B. Có 4 danh từ          D. Có 6 danh từ

Câu 2.3 (0,25 điểm). Nghĩa của từ ” nao núng” là

A. Lung lay, không vững tin ở mình nữa

B. Nôn nao, khó chịu trong người

C. Ngại ngùng không nói nên lời

D. Trằn trọc, suy nghĩ lo việc lớn

Phần II. Tập làm văn (6 điểm)

Câu 3. (6 điểm)

Hãy kể về một người thân của em.


ĐỀ SỐ: 02

I. Trắc nghiệm (2,0)

 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi  từ câu 1 đến câu 4

Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

                                                         (Thạch Sanh, Tài liệu sách Ngữ văn 6, tập 1)

Câu 1. (0,25). Phương thức biểu đạt của văn bản trên là

A. Tự sự      B. Miêu tả         C. Biểu cảm        . D. Nghị luận

Câu 1.2 (0,25đ). Văn bản trên nói về nội dung gì?

A. Giới thiệu về con ếch ra khỏi giếng.

B. Giới thiệu về con ếch trước và sau khi ra khỏi giếng sâu

C. Xung quanh ếch lâu nay cũng chỉ có một vài loài vật nhỏ bé.

D. Hằng ngày ếch kêu làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia hoảng sợ.

Câu 1.3 (0,25đ). Trong các từ sau từ nào là từ mượn?

A. Chúa tể                       C. Ồm ộp

B. Hoảng sợ                   D. Oai

Câu 1.4 (0,25đ). “Chúa tể: kẻ có quyền lực cao nhất, chi phối những kẻ khác”. Từ “chúa tể” được giải nghĩa theo cách nào?

A. Đưa ra từ đồng nghĩa              C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị                                                                                    B. Đưa ra từ trái nghĩa              D. Không phải ba cách

Câu 1.5 (2đ)

a. Em hãy nêu nghệ thuật đặc sắc của văn bản trên? (1điểm)

b. Từ văn bản trên, em rút ra bài học gì cho bản thân? (1điểm)

Câu 2 (1 điểm)

 Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 2.1 đến câu 2.3) bằng cách lựa chọn vào trước một câu trả lời đúng.

“Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như ngả rạ.”

(Ngữ văn 6 – tập 1)

Câu 2.1 (0,5điểm). Trong các cụm từ sau cụm từ nào là cụm động từ?

A. Mặc áo giáp               C. Nhảy lên mình ngựa

B. Mình cao hơn trượng       D. Một tráng sĩ

Câu 2.2 (0,25 điểm). Trong các từ sau từ nào là danh từ?

A. Phun          C. Tráng sĩ

B. Đón            D. Giết

Câu 2.3 (0,25 điểm). Từ “Tráng sĩ” có nghĩa là

A. Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.

B. Người hay làm việc lớn

C. Người có sức lực

D. Người làm việc tốt

Phần II. Tập làm văn (6 điểm)

Câu 3: Hãy kể về một người mà em yêu quý nhất.

———– HẾT ————–

     Đề 1

Câu1 Nội dung, yêu cầu Điểm
1.1 Đáp án A

Chọn sai hoặc không làm

0,25

0

1.2 Đáp án B

Chọn sai hoặc không làm

0,25

0

1.3 Đáp án D

Chọn sai hoặc không làm

0,25

0

1.4 Đáp án B

Chọn sai hoặc không làm

0,25

0

1.5 a. Nêu được giá trị nghệ thuật đặc sắc của đoạn văn:

– Có sử dụng chi tiết tưởng tượng kì ảo làm cho đoạn văn trở nên hấp dẫn hơn.

– Làm sai hoặc không làm

b. HS cần nêu được suy nghĩ về:

+ Lòng yêu nước của dân tộc ta trong quá khứ.

+ Liên hệ bản thân…

– Làm sai hoặc không làm

 

1,0

 

0

 

0,5

0,5

0

Câu 2  
2.1 Đáp án B, C

Chọn 1 đáp án

Chọn sai hoặc không làm

0, 5

0,25

0

2.2 Đáp án A

Chọn sai hoặc không làm

0,25

0

2.3 Đáp án A

Chọn sai hoặc không làm

0,25

0

Câu 8 * Yêu cầu chung: HS biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về văn kể chuyện để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; kể phù hợp với nội dung câu chuyện, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn kể chuyện(0,5điểm)

–  Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được nhân vật, sự việc được kể; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng hướng về sự việc đang kể; phần Kết bài thể hiện được suy nghĩ, tình cảm của cá nhân mình với nhân vật, sự việc được kể.

– Trình bày đầy đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

– Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết bài,Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn.

b. Xác định đúng nhân vật, sự việc được kể (0,5điểm)

– Xác định đúng nhân vật, sự việc trong  truyện được kể.

– Xác định chưa rõ nhân vật, sự việc, còn nêu chung chung

– Điểm 0: Xác định sai nhân vật, sự việc hoặc trình bày lạc sang một nội dung khác.

c. Lựa chọn đúng nhân vật, sự việc được kể, kể theo một trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; trong quá trình kể biêt bộc lộ cảm xúc của bản thân, nêu được suy nghĩ, nhận định, đánh giá về nhân vật trong quá trình kể, sự việc phải phù hợp với nội dung truyện  (4,0điểm)

– Đảm bảo các yêu cầu  trên, có thể trình bày theo hướng khác nhau.

– Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song vẫn còn một trong số các nội dung được kể còn chung chung, chưa nổi bật, một vài ý liên kết chưa thực sự chặt chẽ.

– Đáp ứng được 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.

– Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên, kể nhiều chỗ còn rời rạc, sơ sài.

– Có kể được một ý nhỏ, kĩ năng  kể yếu

– Có viết được vài câu kể chung chung. Không có kĩ năng kể

–  Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

d. Sáng tạo (0,5điểm)

–  Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, lựa chọn sự việc kể có kịch tính, sinh động…) văn viết giàu cảm xúc, thể hiện khả năng quan sát, nhận thức tốt về đối tượng được kể.

– Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số nhận thức tương đối tốt về đối tượng được kể.

– Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo. Không thể hiện được nhận thức về đối tượng được kể.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5điểm)

–  Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

– Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

– Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

0,25

 

 

0

 

 

 

0,5

0,25

0

 

 

 

 

 

 

4,0

 

3,5- 3,75

 

 

2,75-3,25

1,5-2,5

 

1-1,25

0,25- 0,5

 

0

 

 

0,5

 

 

 

0,25

 

 

0

 

 

0,5

0,25

0

 Đề 2

Câu1 Nội dung, yêu cầu Điểm
1.1 Đáp án A

Chọn sai hoặc không làm

0,25

0

1.2 Đáp án B

Chọn sai hoặc không làm

0,25

0

1.3 Đáp án A

Chọn sai hoặc không làm

0,25

0

1.4 Đáp án C

Chọn sai hoặc không làm

0,25

0

1.5 a. Nêu được giá trị nghệ thuật đặc sắc của văn bản:

+ Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.

+ Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, đặc sắc.

+ Cách kể bất ngờ, hài hước, kín đáo.

– Làm sai hoặc không làm

     b. HS nêu được:

– Dù môi trường sống có giới hạn, khó khăn cũng phải biết mở rộng tầm hiểu biết của mình bằng nhiều hình thức khác nhau.

– Không được chủ quan, kiêu ngạo.

– Làm sai, không làm

 

1,0

 

 

 

0

 

0,75

 

 

0,25

0

Câu 2  
2.1 Đáp án A,C

Chọn 1 đáp án

Chọn sai hoặc không làm

0,5

0,25

0

2.2 Đáp án C

Chọn sai hoặc không làm

0,25

0

2.3 Đáp án A

Chọn sai hoặc không làm

0,25

0

Câu 8 * Yêu cầu chung: HS biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về văn kể chuyện để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; kể phù hợp với nội dung câu chuyện, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn kể chuyện(0,5điểm)

–  Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được nhân vật, sự việc được kể; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng hướng về sự việc đang kể; phần Kết bài thể hiện được suy nghĩ, tình cảm của cá nhân mình với nhân vật, sự việc được kể.

– Trình bày đầy đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

– Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết bài,Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn.

 

b. Xác định đúng nhân vật, sự việc được kể (0,5điểm)

– Xác định đúng nhân vật, sự việc trong  truyện được kể.

– Xác định chưa rõ nhân vật, sự việc, còn nêu chung chung

– Điểm 0: Xác định sai nhân vật, sự việc hoặc trình bày lạc sang một nội dung khác.

c. Lựa chọn đúng nhân vật, sự việc được kể, kể theo một trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; trong quá trình kể biêt bộc lộ cảm xúc của bản thân, nêu được suy nghĩ, nhận định, đánh giá về nhân vật trong quá trình kể, sự việc phải phù hợp với nội dung truyện  (4,0điểm)

– Đảm bảo các yêu cầu  trên, có thể trình bày theo hướng khác nhau.

– Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song vẫn còn một trong số các nội dung được kể còn chung chung, chưa nổi bật, một vài ý liên kết chưa thực sự chặt chẽ.

– Đáp ứng được 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.

– Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên, kể nhiều chỗ còn rời rạc, sơ sài.

– Có kể được một ý nhỏ, kĩ năng  kể yếu

– Có viết được vài câu kể chung chung. Không có kĩ năng kể

–  Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

d. Sáng tạo (0,5điểm)

–  Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, lựa chọn sự việc kể có kịch tính, sinh động…) văn viết giàu cảm xúc, thể hiện khả năng quan sát, nhận thức tốt về đối tượng được kể.

– Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số nhận thức tương đối tốt về đối tượng được kể.

– Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo. Không thể hiện được nhận thức về đối tượng được kể.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5điểm)

–  Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

– Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

– Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

0,25

 

 

0

 

 

 

0,5

0,25

0

 

 

 

 

 

 

4,0

 

3,5- 3,75

 

 

2,75-3,25

1,5-2,5

 

1-1,25

0,25- 0,5

 

0

 

 

0,5

 

 

 

0,25

 

 

0

 

 

0,5

0,25

 

Các đề thi và bài kiểm tra lớp 6 khác

Bài học nổi bật nhất

Top 10 trường học nổi bật

Đề thi lớp 6 mới cập nhật