[Hải Dương] Đề thi thử THPT Quốc Gia 2015 môn Văn trường THPT Kim Thành
DayHocTot.com xin gửi tới các em học sinh [Hải Dương] Đề thi thử THPT Quốc Gia 2015 môn Văn trường THPT Kim Thành. Hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.
- Đề thi, bài kiểm tra liên quan:
- Đề thi khảo sát chất lượng lần 2 môn Văn lớp 12 trường THPT Đô Lương 1
- Ngữ pháp tiếng anh đầy đủ nhất
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2015
TRƯỜNG THPT KIM THÀNH LẦN II
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút
Đề thi gồm 01 trang
Phần I. Đọc hiểu (3,0 đ)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi (Từ câu 1 đến Câu 4):
Văn học dân gian Việt Nam có nội dung phong phú, phản ánh cuộc sống, thể hiện lí tưởng xã hội và đạo đức của nhân dân lao động của dân tộc, được đánh giá như “sách giáo khoa về cuộc sống”. Nó cung cấp những tri thức hữu ích về tự nhiên và xã hội, góp phần quan trọng vào sự hình thành nhân cách con người Việt Nam, bảo tồn và phát huy những truyền thống tốt đẹp như: truyền thống yêu nước, tinh thần hướng thiện, trọng nhân nghĩa, giàu tình thương…Nó là một kho tàng chứa đựng các truyền thống nghệ thuật dân tộc, từ ngôn ngữ đến các hình thức thơ ca, các phương pháp xây dựng nhân vật, thể hiện đề tài, cốt truyện….
(Theo Ngữ văn 10 Nâng cao, tập một, NXB Giáo dục 2013)
1: Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,25đ)
2: (Nêu nội dung chính của đoạn văn? (0,25đ)
3: Nội dung đoạn văn được triển khai thành mấy ý? Là những ý nào? (0,25đ)
4: Thao tác lập luận chủ yếu của đoạn văn? (0,25đ)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi (từ Câu 5 đến Câu 8):
- Có những vĩ nhân được nhân loại khắc tên
Bởi những tấm bằng xứng danh trong lịch sử
Và có những tấm bằng chứng nhận những việc làm tuy nhot
Nhưng cố gắng hết mình, vẫn quý trọng biết bao!
- Có được điều lớn lao
Từ những gì nhỏ bé
Đừng bao giờ chứng minh cuộc đời bằng những gì không thể
Như những tấm bằng không bằng được chính ta.
(Trích Tấm bằng – Hoàng Ngọc Quý, theo Văn học và Tuổi trẻ)
5: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? (0,25 đ)
6: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong cả hai khổ thơ trên? (0,25đ)
7: Ở khổ thơ (1), tác giat muốn bày tỏ điều gì? (0,5 đ)
8: Là một học sinh sắp sửa bước vào kỳ thi THPT Quốc Gia, anh/chị suy nghĩ gì về lời nhắn gửi trong hai câu cuối của khổ thơ (2)? Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng (0,5 đ)
Phần II. Làm văn (7,0 đ)
1: (3,0 đ)
Hạnh phúc trong tầm tay
Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
2: (4,0 đ)
Tình mẫu tử chính là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt trong tâm hồn của những người mẹ.
Từ sự cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ (Vợ nhặt – Kim Lân) và người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu), anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.