Giải câu 10 trang 13 SGK Hình học 11 Nâng cao
Cho hai điểm B,C cố định nằm trên đường tròn
- Bài học cùng chủ đề:
- Câu 11 trang 14 SGK Hình học 11 Nâng cao
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Bài 10. Cho hai điểm B,C cố định nằm trên đường tròn và điểm A thay đổi trên đường tròn đó. Hãy dùng phép đối xứng trục để chứng minh rằng trực tâm H của tam giác ABC nằm trên một đường tròn cố định
Hướng dẫn. Khi BC không phải là đường kính, gọi là giao điểm của đường thẳng AH với đường tròn . Chứng minh rằng đối xứng với qua đường thẳng BC
Giải
Trường hợp BC là đường kính thì H trùng A, do đó H nằm trên đường tròn cố định (O ; R) Xét trường hợp BC không là đường kính.
Giả sử đường thẳng AH cắt đường tròn (O ; R)
tại H’.Như vậy với mỗi điểm A ∈ (O ; R), khác
với B và C thì ta xác định điểm H’ ∈ (O ; R).
Gọi AA’ là đường kính của đường tròn (O ; R)
thì A’B // CH (vì cùng vuông góc với AB) và
A’C // BH (vì cùng vuông góc với AC) nên
A’BHC là hình bình hành. Vậy BC đi qua
trung điểm của HA’
Mặt khác BC // A’H’ (vì cùng vuông góc với AH) nên BC cũng đi qua trung điểm của HH’, do đó H và H’ đối xứng với nhau qua BC
Nếu gọi Đ là phép đối xứng có trục là đường thẳng BC thì Đ biến H’ thành H. Nhưng H’ luôn luôn nằm trên (O ; R) nên H nằm trên đường tròn cố định là ảnh của đường tròn (O ; R) qua phép đối xứng trục Đ
Cách khác: Gọi H’ là điểm đối xứng của H qua BC. Chứng minh tứ giác ABH’C nội tiếp, từ đó suy ra H’ nằm trên (O ; R)
- Chương i. hàm số lượng giác và phương trình lượng giác
- Chương ii. tổ hợp và xác suất
- Chương iii. dãy số. cấp số cộng và cấp số nhân
- Chương iv. giới hạn
- Chương v. đạo hàm
- Ôn tập cuối năm đại số và giải tích
- Chương i. phép dời hình và đồng dạng trong mặt phẳng
- Chương ii: đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. quan hệ song song
- Chương iii: vectơ trong không gian. quan hệ vuông góc
- Ôn tập cuối năm hình học