Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu gạch ngang) trang 159 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

1. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4 và các ví dụ dưới đây, hãy lập bảng tống kết về tác dụng của dấu gạch ngang 2. Tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện dưới đây và nêu tác dụng của nó trong từng trường hợp: Cái bếp lò

1.  Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4 và các ví dụ dưới đây, hãy lập bảng tống kết về tác dụng của dấu gạch ngang:

a) Chú hề vội tiếp lời :

-  Tất nhiên rồi. Khi một con hươu mất sừng, cái sừng mới sẽ mọc ra. Sau khi đêm thay thế cho ngày, ngày lại thế chỗ của đêm.

-  Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy... - Giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần. Nàng đã ngủ.

Chú hề đắp chăn cho công chúa rồi rón rén ra khỏi phòng.

Theo PHƠ-BO

b)   Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đình Ba Vì vời vợi, nơi Mị Nương - con gái vua Hùng Vương thứ 18 - theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao.                                                   

Theo ĐOÀN MINHTUẤN

c)   Thiếu nhỉ tham gia công tác xã hội :

-  Tham gia tuyên truyền, cổ động cho các phong trào.

-  Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh trường lóp, xóm làng.

-  Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ; giúp đỡ người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn.

Gợi ý:

* Tác dụng của dấu gạch ngang:

1) Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

Ví dụ:

Đoạn a

-  Tất nhiên rồi

-  Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy...

2)  Đánh dấu phần chú thích trong câu.

Ví dụ:

Đoạn b:

Bên trái là đỉnh Ba Vì vời vợi, nơi Mị Nương - con gái vua Hùng Vương thứ 18 - theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. (Giải thích Mị Nương là con gái Vua Hùng thứ 18).

Đoạn a:

-   Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy... - Giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần. (Giải thích đây là lời công chúa)

3) Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

Ví dụ:

Đoạn c:

Thiếu nhi tham gia công tác xã hội:

-  Tham gia tuyên truyền, cổ động...

-  Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh...

-  Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, giúp đỡ... 

2. Tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện dưới đây và nêu tác dụng của nó trong từng trường hợp: Cái bếp

Gợi ý:

Tác dụng (2) đánh dấu phần chú thích trong câu: Trong truyện chỉ có 2 chỗ gạch ngang được dùng với tác dụng (2).

Chào Bác - Em bé nói vói tôi. (giải thích lời chào ấy là của em bé, em chào “tôi”).

Cháu đi đâu vậy? - Tôi hỏi em (giải thích lời hỏi đó là lời “tôi”)

Tác dụng (1) (đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại): Trong tất cả các trường hợp còn lại, dấu gạch ngang được sử dụng với tác dụng (1).

Tác dụng (3) (đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê không có trường hợp nào).


 





Các bài học liên quan

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 5 mới cập nhật