Soạn bài Lòng dân (tiếp theo) trang 31 SGK Tiếng Việt 5 tập 1
Câu 1. An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?Câu 2. Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh? Câu 3. Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân?
I. Cách đọc
- Ngắt giọng để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách của nhân vật và tình huống căng thẳng đầy kịch tính của vở kịch.
II. Tìm hiểu bài
Câu 1. An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?
Trả lời:
An đã làm cho bọn giặc mừng hụt. Khi chúng hỏi An: ""Ông đó có phải tía mày không? An trả lời "không phải tía" làm chúng hí hửng tưởng An đã sợ nên khai thật. Không ngờ An thông minh làm chúng phải tẽn tò: "Dạ, cháu... kêu bằng ba, chứ hổng phải tía."
Câu 2. Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?
Trả lời:
Dì Năm ứng xử với tên cai rất thông minh, qua các chi tiết: Dì vờ hỏi chú cán bộ để giấy tờ chỗ nào, rồi nói tên, tuổi của chồng, tên bố chồng, qua đó người cán bộ sẽ biết để trả lời với tên Cai trùng khớp với ý dì Năm.
Câu 3. Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân?
Trả lời:
Vở kịch được đặt tên là "Lòng dân" vì thể hiện được tấm lòng của người dân với cách mạng. Tin yêu cách mạng nên người dân sẵn sàng xả thân bảo vệ cách mạng. Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng.
Nội dung:
Đoạn kịch ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng, qua đó thể hiện tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với cách mạng.