Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích - Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích. Câu 1. Trong đời sống, khi người ta chưa hiểu rõ vấn đề đó, còn thắc mắc thì người ta cần được giải thích.
- Bài học cùng chủ đề:
- Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích trang 69 SGK Ngữ văn 7
- Luyện tập: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích trang 72 SGK Ngữ văn 7
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. Mục đích và phương pháp giải thích:
Câu 1. Trong đời sống, khi người ta chưa hiểu rõ vấn đề đó, còn thắc mắc thì người ta cần được giải thích.
Nêu một số câu hỏi về nhu cầu giải thích hằng ngày:
- Vì sao mùa đông lại lạnh?
- Vì sao loài rùa có thể sống lâu, hơn hẳn con người?
- Vì sao trên cao lại lạnh?
…
Câu 2. Trong văn nghị luận, người ta thường yêu cầu giải thích các vấn đề tư tưởng, đạo lí lớn nhỏ, các chuẩn mực hành vi của con người.
Câu 3. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
a. Bài văn giải thích vấn đề lòng khiêm tốn và giải thích bằng cách so sánh với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hằng ngày.
b. Những câu ở dạng định nghĩa:
- Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản…sự vật.
- Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa.
- Con người khiêm tốn bao giờ cũng là con người thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người.
- Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ …học hỏi.
…
Việc đưa ra các định nghĩa về lòng khiêm tốn cũng là một trong những cách giải thích về lòng khiêm tốn. Vì nó trả lời cho câu hỏi khiêm tốn là gì?
c. Cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn cũng là cách giải thích. Vì đó là thủ pháp đối lập.
d. Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn và nguyên nhân của thói không khiêm tốn cũng được coi là nội dung của giải thích. Vì nó làm cho người đọc hiểu khiêm tốn là gì.
* Lập luận giải thích là:
Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ… cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.
Người ta giải thích bằng các cách: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo,…của hiện tượng hoặc vấn đề giải thích.
Khi giải thích ngôn từ trong sáng, dễ hiểu.
II. LUYỆN TẬP:
Vấn đề được giải thích: Lòng nhân đạo.
Phương pháp giải thích:
- Dùng cách nêu định nghĩa: Lòng nhân đạo là lòng biết thương người.
- Kể ra các biểu hiện của nhân đạo.
Chỉ ra nguyên nhân và cái lợi của lòng nhân đạo.
- Các thể loại văn tham khảo lớp 7
- Bài 1 sgk ngữ văn 7
- Bài 2 sgk ngữ văn 7
- Bài 3 sgk ngữ văn 7
- Bài 4 sgk ngữ văn 7
- Bài 5 sgk ngữ văn 7
- Bài 6 sgk ngữ văn 7
- Bài 7 sgk ngữ văn 7
- Bài 8 sgk ngữ văn 7
- Bài 9 sgk ngữ văn 7
- Bài 10 sgk ngữ văn 7
- Bài 11 sgk ngữ văn 7
- Bài 12 sgk ngữ văn 7
- Bài 13 sgk ngữ văn 7
- Bài 14 sgk ngữ văn 7
- Bài 15 sgk ngữ văn 7
- Bài 16 sgk ngữ văn 7
- Bài 17 sgk ngữ văn 7
- Bài 18 sgk ngữ văn 7
- Bài 19 sgk ngữ văn 7
- Bài 20 sgk ngữ văn 7
- Bài 21 sgk ngữ văn 7
- Bài 22 sgk ngữ văn 7
- Bài 23 sgk ngữ văn 7
- Bài 24 sgk ngữ văn 7
- Bài 25 sgk ngữ văn 7
- Bài 26 sgk ngữ văn 7
- Bài 27 sgk ngữ văn 7
- Bài 28 sgk ngữ văn 7
- Bài 29 sgk ngữ văn 7
- Bài 30 sgk ngữ văn 7
- Bài 31 sgk ngữ văn 7
- Bài 32 sgk ngữ văn 7
- Bài 33 sgk ngữ văn 7
- Bài 34 sgk ngữ văn 7