Luyện tập: Sống chết mặc bay trang 84 SGK Ngữ văn 7
Qua ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy tính cách của nhân vật đó như thế nào? Hãy nêu nhận xét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật.
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài: Sống chết mặc bay trang 74 SGK Ngữ văn 7
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Bài tập 1: Những hình thức ngôn ngữ đã được tác giả vận dụng trong truyện Sống chết mặc bay là gì?
Hình thức ngôn ngữ
Ngôn ngữ tự sự - Có
Ngôn ngữ miêu tả - Có
Ngôn ngữ biểu cảm - Có
Ngôn ngữ người dẫn truyện - Có
Ngôn ngữ nhân vật - Có
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm - Có
Ngôn ngữ đối thoại - Có
2: Qua ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy tính cách của nhân vật đó như thế nào? Hãy nêu nhận xét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật.
Bằng ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, mang đậm tính mệnh lệnh, tác giả đã vẽ lên trước mắt người đọc bức chân dung của tên quan phủ. Đó là một kẻ hống hách, độc đoán, vô trách nhiệm. - Y gọi: Điếu, mày! và hắn đồng ý bằng một tiếng: “ừ”. Có khi y đối thoại trống không: “Mặc kệ! Có ăn không thì bổc chứ! Đuổi cổ nó ra!” - Khi bực mình, hắn tuôn ra hàng dài những lời quở trách: “Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám đế cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?” Như vậy, thông qua ngôn ngữ đỏi thoại nhân vật, viên quan phụ mẫu hiện lên là một kẻ hống hách, độc đoán, vô trách nhiệm. Qua đó, cũng cho thấy giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật có mối liên hệ chặt chẽ. Ngôn ngữ phản ánh tính cách của nhân vật. Đây là sự thành công trong nghệ thuật của tác giả.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Đoạn cuối truyện này giống như một màn kịch ngắn với những xung đột đầy kịch tính. Nếu liệt kê các chi tiết theo trình tự, ta sẽ thấy chân dung quan hệ phụ mẫu kiện lên ngày càng sinh động trên cái nền tương phản, tăng tiến của sự việc: Khi nghe tiếng kêu “vang trời dậy đất, ai nấy đều “giật nẩy mình”, riêng quan lớn vẫn “điềm nhiên” chờ thắng ván bài. Thuộc hạ bẩm: “Có khi đê vỡ”, ngài chỉ “cau mặt, gắt - Mặc kệ!” rồi lại tiếp tục “xếp bài”. Đến lúc “liếng người kêu rầm ri... tiếng ào ào như thác chảy xiết.. tiếng gà, chó, trâu, hò kêu vang tứ phía”, mọi người đều “nôn nao sợ hãi", có người hốt hoảng chạy về bác tin: “đê vỡ mất rồi”, quan mới “đỏ mặt tía lai", trút ngay trách nhiệm sang người khác: “Ông cắt cổ chúng mày... ông bỏ tù chúng mày", rồi lại thản nhiên quay mặt giục thầy đề: “Thì bốc đi, chứ!". Cuối cùng, khi thầy đồ đã “run cầm cập” (vì sợ quan lớn? Vì lo đê vỡ) thò tay rút bài và xướng: “Chi chi!” thì quan hiến đổi hắn thái độ, thoát khỏi trạng thái “bát đông", hớn hỏ “vỗ tay xuống sập kêu lo” rồi “vội vàng xòe hài. miệng vừa cười vừa nói: - Thông tôm, chi chi nẩy!... Điếu mày!”. Một chi tiết thần tình khắc họa chân dung! Bao nhiêu sự có chết người mà quan không hề nhúc nhích, chỉ đèn lúc này - “Thông tôm, chi chi nẩy”, quan ù ván bào to - ngài mới thực “hồi sinh" Tác giả không giấu được giọng văn mỉa mai, châm hiếm khi đặc tả néi mặt, cử chỉ. dáng điệu, lời nói của kẻ được coi là “cha mẹ dân'” kia. Quan phu mẫu. Qua “màn kịch ngắn” có tính hiện đại kể trên, đã hiện nguyên hình là một kẻ bất nhân, lồng lang dạ thu không hề biết động tâm trước số phân bi thảm của người dân. Ngay cả lúc đó thuộc hạ của hán có phân ứng rõ rệt: nôn nao, lo sợ ù đê vỡ , không còn dửng dưng như trước nữa, thì duy nhất chỉ cổ quan phụ mẫu là trước sau như một, giữ nguyên thái độ song chết mặc bay! Xây dựng hình tượng này, Phạm Duy Tốn đã giống lên một hồi chuông báo động về sư thờ ơ, vô ưách nhiệm, vô cùng ích kí của những kẻ cầm quyền thời ấy.
Đê vỡ, quan hạ bài ù, mâu thuẫn được giải quvết và kết cục là một cảnh “muôn thảm nghìn sầu”: “nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn”... Sức tố cáo của ngòi bút hiện thực đà lên đến độ cao ở phần kết thúc câu chuyện.
(Chu Huy, Hoàng Kim Hảo, Nguyễn Ngọc Khanh)
- Các thể loại văn tham khảo lớp 7
- Bài 1 sgk ngữ văn 7
- Bài 2 sgk ngữ văn 7
- Bài 3 sgk ngữ văn 7
- Bài 4 sgk ngữ văn 7
- Bài 5 sgk ngữ văn 7
- Bài 6 sgk ngữ văn 7
- Bài 7 sgk ngữ văn 7
- Bài 8 sgk ngữ văn 7
- Bài 9 sgk ngữ văn 7
- Bài 10 sgk ngữ văn 7
- Bài 11 sgk ngữ văn 7
- Bài 12 sgk ngữ văn 7
- Bài 13 sgk ngữ văn 7
- Bài 14 sgk ngữ văn 7
- Bài 15 sgk ngữ văn 7
- Bài 16 sgk ngữ văn 7
- Bài 17 sgk ngữ văn 7
- Bài 18 sgk ngữ văn 7
- Bài 19 sgk ngữ văn 7
- Bài 20 sgk ngữ văn 7
- Bài 21 sgk ngữ văn 7
- Bài 22 sgk ngữ văn 7
- Bài 23 sgk ngữ văn 7
- Bài 24 sgk ngữ văn 7
- Bài 25 sgk ngữ văn 7
- Bài 26 sgk ngữ văn 7
- Bài 27 sgk ngữ văn 7
- Bài 28 sgk ngữ văn 7
- Bài 29 sgk ngữ văn 7
- Bài 30 sgk ngữ văn 7
- Bài 31 sgk ngữ văn 7
- Bài 32 sgk ngữ văn 7
- Bài 33 sgk ngữ văn 7
- Bài 34 sgk ngữ văn 7